Có gần 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần

Bắt đầu từ 5/7 - 11/7, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có gần 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu, trong đó có những tên tuổi lớn như Vinamilk, Hà Đô...
Có gần 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – Mã: VNM) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2021 với tỷ lệ 9,5% và đợt 1/2022 với tỷ lệ 15%. Tổng tỷ lệ cổ tức là 24,5%, tương ứng với giá trị 2.450 đồng/cp.

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) và ngày thanh toán của cả hai đợt cổ tức đều lần lượt là 6/7 và 19/8. Vinamilk hiện có gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi tổng cộng 5.120 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang sở hữu 36% vốn của Vinamilk nên sẽ được nhận khoảng 1.843 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn nước ngoài là Platinum Victory Pte và F&N Dairy Investments Pte cũng sẽ nhận về lần lượt 544 và 906 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM kết phiên gần nhất (1/7) ở mức giá 73.700 đồng/cp, giảm 14,7% so với đầu năm. Thống kê dưới đây cho thấy vốn hóa của Vinamilk hiện nay đạt hơn 154.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).

Năm 2022, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% và giảm 7% so với kết quả năm 2021.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 18%, tức là cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận 1.800 đồng. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 5/7 và 26/7.

Công ty hiện có vốn điều lệ 5.294 tỷ đồng nên sẽ cần chi gần 953 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm soát 75,56% vốn của Đạm Cà Mau nên sẽ nhận về khoảng 720 tỷ đồng.

Kết phiên gần đây nhất 1/7, giá cổ phiếu DCM dừng ở 31.500 đồng/cp, thấp hơn gần 20% so với một tháng trước đó. Biểu đồ bên dưới cho thấy DCM và một cổ phiếu khác trong ngành phân bón là DPM đều giảm mạnh trong một tháng qua và hiện nay đang thấp hơn mức giá đầu năm 2022.

Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HDG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu.

Ngày GDKHQ là 6/7. Hà Đô hiện có 203,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành thêm gần 41 triệu cổ phiếu trong đợt cổ tức tới.

Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Mã: NSC) dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40%, tương đương 4.000 đồng/cp. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 11/7 và 12/8.

Công ty hiện có gần 17,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi khoảng 70 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Công ty cổ phần PAN Farm sở hữu tới 80% vốn của Giống cây trồng Việt Nam nên sẽ được nhận phần lớn số tiền cổ tức nói trên. PAN Farm là công ty con do Tập đoàn PAN (Mã: PAN) sở hữu 81,91% vốn.

CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (Mã: HEC) cũng sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 4.000 đồng/cp.

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã: PSH) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 7,5% và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã: IDJ) có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%. Như bảng thống kê dưới đây cho thấy, giá cổ phiếu PSH và IDJ đều giảm sâu trong một tháng qua.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...