Có hay không việc tiếp tay gian lận trên thị trường chứng khoán?

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, do quản lý lỏng lẻo việc công bố thông tin, gần đây, tình trạng “hàng giả, hàng nhái”, thậm chí cả “tỷ phú giả” đã xuất hiện trên thị trường chứng kh
Có hay không việc tiếp tay gian lận trên thị trường chứng khoán?

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, VAFI chỉ ra rằng, theo Nghị định 81 và Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 về giám sát đầu tư vốn vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động & công khai thông tin tài chính doanh nghiệp nhà nước (DNNN) (Nghị định 87), người quản DNNN phải có nghĩa vụ công khai các loại báo cáo tài chính, báo cáo phân tích tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động… một cách chi tiết trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số DNNN do Bộ Tài chính trực tiếp quản lý như Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, Sở GDCK Hà Nội, Trung tâm Lưu ký chứng khoán lại không hề công bố bất kỳ thông tin nào theo quy định Nghị định 81 & 87 trên các trang thông tin điện tử của họ.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết:  “Trong những năm gần đây, rất nhiều tiêu cực, vi phạm pháp luật trầm trọng đang diễn ra trên TTCK: Gian lận trắng trợn về sổ sách báo cáo tài chính, về đầu cơ thổi giá cổ phiếu, về lập các công ty ma để thổi giá cổ phiếu nhằm huy động vốn… Hàng giả, hàng nhái rất nhiều trên TTCK và bây giờ lại xuất hiện cả tỷ phú giả, tôn vinh kẻ gian dối làm người hùng của TTCK…Nhiều tiêu cực vi phạm trắng trợn có sự tiếp tay của 1 số cán bộ tại UBCKNN, Sở GDCK”.

Căn cứ quy định về xử phạt hành chính với những vi phạm về công bố thông tin tại Nghị định 81, 87, VAFI cũng đưa ra đề xuất kỷ luật và xử phạt đối với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của 2 Sở GDCK, TTLK.

Thứ nhất, cảnh cáo HĐQT, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát.

Thứ hai, các thành viên trên không xứng đáng được nhận tiền thưởng trong năm 2017. Nguồn thu từ 3 đơn vị trên là thu các loại phí từ nhà đầu tư chứng khoán. Các nhà đầu tư đã phải trả phí giao dịch không nhỏ cho dịch vụ quản lý thị trường kém là bất công cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, xử phạt hành chính bằng tiền phạt là thích đáng theo quy định hiện hành đối với các thành viên trên vì cố tình không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý DNNN.

VAFI cũng đề xuất Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng xử lý kỷ luật đối với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN vì đã buông lỏng quản lý với HoSE, HNX và Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong việc giám sát chế độ công khai thông tin tài chính theo Nghị định 81 & 87 của DNNN.

Trước những ý kiến của VAFI, ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có phản hồi với nhadautu.vn cho rằng, ý kiến của VAFI mang tính vu khống và ảnh hưởng đến uy tín của VSD nói riêng và uy tín của UBCKNN và Bộ Tài chính nói chung.

Chủ tịch VSD cho biết,VSD luôn tuân thủ công bố và công khai các thông tin theo đúng quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP và Nghị định 87/2015/NĐ-CP.

Sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt, VSD đã gửi các báo cáo cần công bố và công khai cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố, công khai trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định của hai Nghị định trên. Đồng thời, VSD cũng đã công bố và công khai các thông tin này trên website của VSD theo địa chỉ http://vsd.vn/cong_bo_thong_tin_cua_vsd.htm. (Danh sách các báo cáo VSD đã công bố, công khai theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP và Nghị định 87/2015/NĐ-CP trình kèm).

Ngoài ra, VSD cũng không nằm trong danh sách các doanh nghiệp vi phạm chế độ công bố thông tin trong công văn số 668/BKHĐT-PTGN ngày 24/1/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình công bố thông tin của DNNN.

VSD cho rằng, VAFI đã lợi dụng khiếu nại để tuyên truyền, vu khống xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức nhà nước và người đang thi hành công vụ.

VSD cũng đề nghị Chủ tịch UBCKNN giao các đơn vị chức năng của UBCKNN phối hợp với VSD và cơ quan An ninh làm việc trực tiếp với lãnh đạo VAFI để làm rõ vấn đề. Trường hợp làm rõ việc VAFI cố tình lợi dụng khiếu nại để bôi xấu, xúc phạm lãnh đạo UBCKNN, các Sở Giao dịch và VSD thì đề nghị xử lý VAFI theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 68 Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 15 Bộ Luật hình sự 2015.

>> Forbes chính thức công nhận bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tỷ phú USD

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...