Cổ phần hóa tiếp tục nóng trở lại

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Danh mục Doanh nghiệp nhà nước phải hoàn tất cổ phần hóa đến hết năm 2020. 93 doanh nghiệp nhà nước có tên trong danh sách này.
Cổ phần hóa tiếp tục nóng trở lại

Hà Nội và TP.HCM nhẹ gánh

Việc Hà Nội và TP.HCM đứng đầu về số doanh nghiệp nhà nước sẽ phải hoàn tất cổ phần hóa trong vòng hơn 1 năm rưỡi tới đây không có gì lạ.

Hai thành phố lớn nhất nước đã gần như không có chuyển động gì nhiều kể từ đầu năm 2017, khi Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục Doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 có hiệu lực (15/2/2017). Năm ngoái, cả hai đều không cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 39 doanh nghiệp của TP.HCM và 14 doanh nghiệp của Hà Nội. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến kế hoạch cổ phần hóa cả nước năm 2018 không đạt được.

Theo Dự thảo Quyết định về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ, Hà Nội sẽ phải hoàn tất cổ phần hóa 13 doanh nghiệp; TP.HCM là 38 doanh nghiệp, gần như toàn bộ phần việc phải làm của cả giai đoạn trước (Hà Nội là 15; TP.HCM là 39). Nhưng, so với Quyết định 58/2016/QĐ-TTg, chi tiết các phần việc có thay đổi.

Trong danh sách doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ, Hà Nội chỉ có 2 cái tên là Tổng công ty Du lịch Hà Nội cùng Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội. TP.HCM cũng vậy, chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC và Tổng công ty Công nghiệp In Bao bì Liksin.

Còn lại 11 doanh nghiệp của Hà Nội và 36 doanh nghiệp của TP.HCM trước đó nằm ở danh sách này được chuyển vào danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ. Theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg, mỗi thành phố chỉ có 3 doanh nghiệp mà vốn nhà nước còn chi phối.

Bước quá độ

Thực ra, việc thay đổi về tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã được dự báo. Trước đó, trong các cuộc làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cả hai thành phố đều đề nghị điều chỉnh vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực công ích, an sinh xã hội và có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đầu năm 2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo cũng yêu cầu rà soát và đề xuất phương án điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch cổ phần hóa trong bối cảnh có một số thay đổi cơ chế, chính sách.

Hơn thế, ngay Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện rà soát định kỳ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung danh mục. Do vậy, việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 để làm căn cứ thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 là phù hợp.

Tuy nhiên, những thay đổi về tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ không đồng nghĩa với việc tăng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này so với Quyết định 58/2016/QĐ-TTg.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, phương án chấp thuận để các bộ, địa phương nắm giữ cổ phần chi phối tại doanh nghiệp khi thực hiện chào bán cổ phần lần đầu là bước quá độ để đảm bảo tiến độ thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn từ khi được phê duyệt đến hết năm 2020.

“Ngay sau đó, các bộ, ngành và tập đoàn, tổng công ty phải tiếp tục xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này theo đúng quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, để trình Thủ tướng Chính phủ”, vị chuyên gia này nói.

Điều này đã được ghi thành một mục riêng trong Dự thảo Quyết định về việc phê duyệt Danh mục Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, Hà Nội, TP.HCM không thể chậm trễ hơn, cũng như không nhẹ gánh hơn trong trách nhiệm phải hoàn tất cổ phần hóa các doanh nghiệp. Điều này cũng tương tự với các doanh nghiệp khác có tên trong Danh mục, dù có thể đã có điều chỉnh tiến độ.

75 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa năm 2017-2018

Sau khi điều chỉnh, Danh mục Doanh nghiệp nhà nước phải hoàn tất cổ phần hóa đến hết năm 2020 có 93 doanh nghiệp, trong đó 4 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; 62 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.

Các doanh nghiệp này được tổng hợp từ các danh mục thuộc Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và Công văn số 991/TTg-ĐMDN, có bổ sung một số doanh nghiệp. Theo hai văn bản này, tổng số doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 - 2020 là 140 doanh nghiệp. Đến đầu tháng 6/2019, các bộ, địa phương đã hoàn thành cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, trong đó có 35 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2017; 3 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2018; 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2019.

Như vậy, số lượng doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch năm 2017 - 2018 phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN là 75 doanh nghiệp.

Theo Khánh An/Báo Đầu tư

>> Chính phủ muốn đẩy nhanh cổ phần hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bị "thúc"

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…