Cổ phần không được giá: Bộ Xây dựng chưa thể thoái vốn tại Viglacera

Bộ Xây dựng muốn thoái vốn Nhà nước tại Viglacera với giá tối thiểu 26.100 đồng/cổ phần, tuy nhiên trong thời gian qua cổ phiếu VGC vẫn chỉ giao dịch quanh mức từ 17.000 đồng đến 24.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phần không được giá: Bộ Xây dựng chưa thể thoái vốn tại Viglacera

Theo phương án thoái vốn được phê duyệt hồi cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Xây dựng sẽ bán cổ phần VGC với giá trần của ngày giao dịch, nhưng tối thiểu là 26.100 đồng/cp và không thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin.

Nếu thoái vốn Nhà nước thành công xuống còn nắm giữ 36% vốn điều lệ Viglacera, HĐQT của VGC sẽ có 5 thành viên, trong đó có 2-3 thành viên đại diện cổ đông Nhà nước.

Tuy nhiên, hết thời gian đăng ký mua, Bộ Xây dựng vẫn chưa bán được cổ phần nào. Lý do được đưa ra là "không đạt mục tiêu về giá thoái".

Trong năm 2017, VGC ghi nhận tổng doanh thu 9.197 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 914 tỷ đồng. Tổng công ty sẽ chi 426 tỷ đồng trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 9,5%.

Về kế hoạch cho năm 2018, VGC đặt mục tiêu lợi nhuận 950 tỷ ứng với doanh thu hợp nhất 9.100 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức duy trì ở mức 9,5% và vốn điều lệ cũng giữ nguyên 4.483,5 tỷ đồng.

Về công tác sắp xếp doanh nghiệp, VGC sẽ tăng vốn điều lệ tại CTCP Viglacera Hải Vân, CTCP Kính Viglacera Đáp Cầu, CTCP Sứ Viglacera Thanh Trì và CTCP Sứ Việt Trì Viglacera. Trong khi đó, VGC sẽ thoái toàn bộ vốn tại 6 CTCP và lập mới 6 công ty khác.

VGC cũng xin chủ trương hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với Tập đoàn ROCA trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh – sen vòi bằng hình thức thành lập liên doanh.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...