Cổ phiếu của HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings… tiếp tục "dính" cảnh báo

Sau mùa báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tiếp tục bị HOSE đưa vào diện cảnh báo vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là con số âm hay tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo...

Cổ phiếu của HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings… tiếp tục "dính" cảnh báo

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra loạt thông báo xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán sau mùa báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024.

Cụ thể, HOSE quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với các cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HALG – mã chứng khoán: HAG); Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House – mã chứng khoán TDH); Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã chứng khoán: TDC); Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH); Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (mã chứng khoán: BCE); Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex (mã chứng khoán: PIT).

Nguyên nhân chung là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/06/2024 của tổ chức niêm yết là số âm. Mức lỗ nặng nhất thuộc về HALG với khoản lỗ lũy kế tới hơn 957 tỷ đồng.

TDH và TDC là hai mã tiếp theo lỗ lũy kế lần lượt gần 785 tỷ đồng và 318 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất của An Phát Holdings là âm 141,6 tỷ đồng.

HOSE cũng giữ nguyên diện cảnh báo với cổ phiếu Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện (mã chứng khoán: ICT) vì tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 liên quan đến khoản công nợ phải trả Công Star Excellence với giá trị khoảng 11 tỷ đồng tại ngày 30/6/2024.

Về tình hình kinh doanh trong nửa đầu năm 2024, ICT lãi ròng gần 17 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất 3 năm qua và tăng tới gần 1.500% so với cùng kỳ, chủ yếu do doanh thu tăng và phát sinh một số khoản phạt chậm hợp đồng khiến lợi nhuận khác tăng.

Cổ phiếu Công ty Cổ phần SEAREFICO (mã chứng khoán: SRF) cũng bị giữ nguyên diện cảnh báo do tổ chức kiểm toán có ý kiến kết luận ngoại trừ về các khoản phải thu, phải trả và giá trị thuần của các công trình xây dựng dở dang của công ty trong báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024.

Cổ phiếu SRF đồng thời thuộc diện hạn chế giao dịch theo quyết định ngày 20/5/2024 của HOSE do công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, nhờ khoản thu nhập khác là tiền thu phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng giúp SRF “may mắn” thoát lỗ khi lãi ròng đạt 670 triệu đồng, bốc hơi 74% so với cùng kỳ. Dù vậy, đây là mức lãi bán niên thấp nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Trong khi đó, HOSE giữ nguyên diện cảnh báo và kiểm soát với cổ phiếu Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc (mã chứng khoán: DTL) do lãi sau thuế không âm nhưng vẫn còn lỗ lũy kế 58.5 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024.

Đối với cổ phiếu Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex - mã chứng khoán: AGM) bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 10/9/2024 do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2024.

Sáu tháng đầu năm 2024, Angimex lỗ ròng hơn 98 tỷ đồng, mức lỗ nặng nhất từ trước đến nay, khiến lỗ lũy kế tại ngày 30/6/2024 tăng lên hơn 264 tỷ đồng và đẩy vốn chủ sở hữu của Công ty xuống mức âm hơn 82 tỷ đồng.

Chưa hết, cổ phiếu AGM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo theo quyết định ngày 29/3/2024 của HOSE do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán.

Giữa lúc khó khăn, Angimex phải hầu tòa với vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng bảo đảm đặt mua trái phiếu giữa 2 trái chủ mã trái phiếu AGMH2123001. Theo đó, TAND thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) sẽ xét xử vụ án này từ ngày 15/8/2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù có thể cần một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vào cuối năm 2024 và 2025 sẽ hỗ trợ thị trường quay lại đà tăng trưởng...

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ