Tân Tạo: 30 công ty kiểm toán đều từ chối liên hệ vì sợ bị phạt

Tân Tạo cho biết đã liên hệ làm việc và thuyết phục 30 công ty kiểm toán, nhưng đều bị từ chối. Nguyên nhân chính là do từ năm 2022, SSC đình chỉ tư cách kiểm toán với 4 kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho Tân Tạo năm 2021, 2022 và bán niên 2023...

Tân Tạo: 30 công ty kiểm toán đều từ chối liên hệ vì sợ bị phạt

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) vừa có văn bản xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) tạm hoãn công bố báo cáo tài chính kiểm toán, thường niên 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024. Doanh nghiệp này nêu nguyên nhân vì lý do bất khả kháng đã kéo dài suốt nhiều tháng qua.

Cụ thể, Tân Tạo cho biết đã "nỗ lực hết sức" trong việc liên hệ làm việc và thuyết phục 30 công ty kiểm toán được cấp phép trên thị trường, nhưng đều bị từ chối. Nguyên nhân chính, theo họ, là do từ năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đình chỉ tư cách kiểm toán với 4 kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho Tân Tạo năm 2021, 2022 và bán niên 2023.

Tân Tạo cho rằng, việc đình chỉ tư cách kiểm toán này là bất bình thường, không minh bạch khiến cho tất cả các công ty kiểm toán khác đều sợ kiểm toán cho công ty Tân Tạo cũng sẽ bị đình chỉ tư cách kiểm toán viên một cách tương tự.

Trước đó vào cuối tháng 6, Tân Tạo gửi công văn tới SSC nêu về lý do bất khả kháng này, nhưng đến nay công ty cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan quản lý. Trong khi đó, HOSE vẫn quyết định đưa cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 16/7.

Tân Tạo cho rằng tình hình hiện tại là "đặc biệt nghiêm trọng" liên quan sống còn đến lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp. Công ty đề nghị hai cơ quan quản lý cho phép được hoãn công bố 3 báo cáo cho đến khi họ tìm được công ty kiểm toán và hoàn thành công việc kiểm toán. Họ cũng đề nghị SSC và HOSE hỗ trợ, có văn bản cho phép các công ty được thực hiện kiểm toán cho Tân Tạo.

Doanh nghiệp này cho biết thêm vẫn đang tìm kiếm và thuyết phục các công ty thực hiện kiểm toán 3 báo cáo kể trên. Tuy nhiên, việc có tìm được đơn vị kiểm toán hay không phụ thuộc vào "những hành động thể hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư của SSC và HOSE". Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đề nghị HOSE hủy bỏ quyết định đưa cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch đã ban hành trước đó.

Tại cuộc họp thường niên đầu tháng 7, Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Phong cho hay năm 2023 Tân Tạo có lợi nhuận và con số này phản ánh tình hình kinh doanh thực tế. Hai năm trước đó, công ty gặp khó do trích lập dự phòng phải thu khó đòi và thanh lý hợp đồng cho thuê đất làm dự án nhiệt điện Kiên Lương vì lý do bất khả kháng. Ngoại trừ những lý do này, công ty đều có lãi.

Năm nay, ITA lên kế hoạch kinh doanh thận trọng với doanh thu dự kiến đạt 530 tỷ đồng, lãi ròng 178 tỷ đồng, giảm 9% và 13% so với thực hiện năm 2023. Quý đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu gần 74 tỷ đồng, lãi ròng gần 20 tỷ đồng, tăng 15% và 34%.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-30 lúc 15.47.11.png
Diễn biến cổ phiếu ITA trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ITA giảm mạnh trong hai năm qua, quanh 5.000-6.000 đồng/cổ phiếu, dưới mệnh giá. Sau khi bị HOSE đình chỉ giao dịch, thị giá mã này giảm tiếp về dưới 4.000 đồng/cổ phiếu. Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho rằng giá cổ phiếu ITA giảm mạnh vì từ tháng 5/2022, công ty bị nhiều thế lực phá hoại nhằm thâu tóm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…