Cổ phiếu Đa Nhim bất ngờ tăng trần lên 28.700 đồng ngày chào sàn đầu tiên

Sáng nay 19/6, CTCP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa mi (mã: DNH) chính thức đưa 422,4 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 20.500 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu Đa Nhim bất ngờ tăng trần lên 28.700 đồng ngày chào sàn đầu tiên

Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu DNH đã tăng trần lên mức 28.700 đồng/CP, tức tăng tới 8.200 mỗi cổ phiếu chỉ sau 10 phút chào sàn. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch rất thấp chỉ đạt 200 cổ phiếu.

CTCP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi trước đây là nhà máy thủy điện Đa Nhim, được đưa vào vận hành từ năm 1964 với công suất 160 MW, là một trong những công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Năm 2001, thực hiện sáp nhập cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi trở thành Nhà máy Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi.

Năm 2011, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP với vốn điều lệ 4.224 tỷ đồng, tương đương 422,4 triệu cổ phiếu lưu hành. Trong đó, Tổng công ty Phát điện 1 nắm giữ 99,93% vốn cổ phần, tương đương 422,1 triệu đơn vị.

Trong thời gian tới, công ty dự kiến đầu tư các dự án năng lượng để mở rộng quy mô công suất như dự án năng lượng mặt trời trên hồ Đa Mi công suất 47,5 MW và dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất 80MW giai đoạn 2.

Công ty đặt ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2017 tăng trưởng khá cao. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 1.461 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 498 tỷ đồng và cổ tức dự kiến là 10%. Tuy nhiên, năm 2018 thì chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lại giảm, lần lượt đạt 1.264,3 tỷ đồng và 432,1 tỷ đồng.

 >> Bộ Công thương Siết chặt quản lý chất lượng các công trình thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...