Cổ phiếu đầu cơ “làm loạn” thị trường

Bất chấp thị trường chứng khoán đỏ lửa, nhóm cổ phiếu “nóng” như PVX, OGC, AMD, PVL, CCL, HAR… vẫn tăng trần liên tục và giao dịch đầy kịch tính. Dòng tiền ào ào đổ vào những mã đầu cơ để tìm kiếm siê
Cổ phiếu đầu cơ “làm loạn” thị trường

Những cổ phiếu penny trỗi dậy đang tạo nên cơn sóng thần trên sàn chứng khoán

Game “tái cơ cấu”, thâu tóm doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán (TTCK) đang vào giai đoạn điều chỉnh mạnh quanh ngưỡng kháng cự 775-780 điểm, kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 750-760 điểm. Theo nhận định của các công ty chứng khoán, chỉ số VN-Index vẫn duy trì xu hướng tăng điểm tích cực song tín hiệu suy yếu đang ngày càng rõ rệt. Nhất là các phiên đầu tháng 7, VN-Index đã giảm rất mạnh lên tới 17 điểm sau 2 phiên do áp lực chốt lời lan rộng trên toàn thị trường.

Bất chấp thị trường đỏ lửa, nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ (penny) đồng loạt dậy sóng, hút mạnh dòng tiền đầu cơ với những phiên giao dịch khớp lệnh kỷ lục vài chục triệu đơn vị.

Đáng kể nhất là cổ phiếu OGC- CTCP Tập đoàn Đại Dương của ông Hà Văn Thắm hiện đang chờ xét xử đại án sai phạm tại ngân hàng OceanBank- đã tăng trần 13 phiên liên tục kể từ cuối tháng 6. Từ mức giá 1.400 đồng/CP, OGC phi một mạch lên 3.340 đồng/CP, tức tăng tới gần 140% sau nửa tháng. Sau 3 phiên giảm sàn thì OGC lại quay đầu tăng trần, nhà đầu tư tranh nhau bắt đáy với khối lượng khớp lệnh lên tới 26,98 triệu đơn vị trong phiên 14/7/2017.

Giới đầu cơ hoan hỉ khi “bội thu” nhờ lướt sóng cổ phiếu OGC dù tập đoàn này đang báo lỗ luỹ kế hơn 2.479 tỷ đồng năm, vốn chủ sở hữu “bốc hơi” 60% chỉ còn 1.200 tỷ đồng. Tổng tài sản của OGC tại thời điểm cuối năm 2016 chỉ còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 5.400 tỷ đồng so với cuối năm 2013, trong khi tổng nợ phải trả lên tới 4.800 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu.

Thực tế, dù OGC vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng song doanh nghiệp có vốn 3.000 tỷ đồng này hiện đang sở hữu khối tài sản dự án “đáng mơ ước”, là mục tiêu thâu tóm của nhiều “cá mập”. Đơn cử, loạt dự án đắc địa tại công viên Yên Hòa và 25 Trần Khánh Dư (Hà Nội), dự án Locogi19, dự án VNT, dự án chợ Nhật Tân… Tập đoàn đã bắt đầu có nguồn thu từ dự án BOT Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang, đã khai thác các khu nghỉ dưỡng như Sunrise Hội An, Sunrise Nha Trang, Starcity Nha Trang, Suối mơ Quảng Ninh. Do đó, OGC hiện là mã cổ phiếu dòng penny hấp dẫn nhất trên sàn HoSE.

Cùng nhóm cổ penny, PVX cũng tăng trần 4 phiên liên tiếp từ vùng đáy 2.000 đồng/CP tăng 50% lên 3.000 đồng/CP. Sau khi thiết lập đỉnh ngắn, phiên 10/7, PVX bất ngờ “đổ đèo” giảm sàn khiến nhà đầu tư không kịp trở tay. Trong phiên này, khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục khi “tay to” vẫn “vét sạch” gần 34 triệu cổ phiếu ở giá sàn 2.600 đồng/CP và dư mua sàn các phiên sau đó duy trì ở mức 3-4 triệu đơn vị. Nhiều nhà đầu cơ đã thắng lợi nhờ PVX song không ít người “đu đỉnh” đã phải ngậm quả đắng, bay bất 13% khoản đầu tư.

Điểm chung của hai công ty này là đều đang làm ăn bết bát, nợ nần chồng chất, song mới đây, Quốc hội phê duyệt nghị quyết xử lý nợ xấu được cho là biện pháp “giải cứu” nhiều công ty có nợ xấu lớn. Ngoài ra, giới đầu tư còn đồn đoán về khả năng có cuộc thâu tóm OGC trên sàn… sau khi lan truyền thông tin bán ngân hàng OceanBank. Trong khi đó, PVX đang được tái cơ cấu quyết liệt và điểm đáng lưu ý là thoái vốn tại nhiều công ty thành viên.  

Cổ phiếu penny lội ngược “bão” thị trường

Bất ngờ nhất phải kể đến là cổ phiếu QCG –CTCP Quốc Cường Gia Lai là quán quân trên sàn khi tăng phi mã tới 700% so với mức giá vùng đáy 4.500 đồng/CP, lên mức đỉnh gần 30.000 đồng/CP. Giá QCG leo cao từ lúc xuất hiện thông tin tập đoàn này bán dự án Phước Kiểng với giá trị khoản đặt cọc 50 triệu USD, trả hết nợ nghìn tỷ... Nhưng vào ngày ĐHCĐ 29/6/2017, lãnh đạo QCG bác bỏ việc bán dự án, cho ra chỉ là “tin thất thiệt” khiến cho mã QCG lập tức giảm sàn và kéo dài nhiều phiên sàn liên tục sau đó do áp lực bán tháo xả hàng rất lớn của giới đầu cơ.

Với lực cầu bắt đáy mạnh, QCG đã lấy lại đà tăng và hiện giao dịch quanh vùng 24.500 đồng/CP.

Tương tự, ngay khi tin đồn thâu tóm CTCP đầu tư thương mại BĐS An Dương Thảo Điền (mã: HAR) lan truyền thì giá cổ phiếu HAR bật tăng mạnh. Với 10 phiên tăng trần liên tiếp, từ mức giá 4.200 đồng/cổ phiếu đã vươn lên 8.190 đồng/CP. Hiện, thị giá HAR đã tăng gần 40% so với tước đó, khối lượng giao dịch tăng mạnh đạt gần 3 triệu đơn vị/phiên và tổng khối lượng đạt mua trong tháng 7 lên tới gần 81 triệu đơn vị, bằng tới 84% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty này. Thế nhưng, HAR hiện không có bất kỳ cổ đông nào nắm giữ trên 5% vốn.

Mới đây, ông Nguyễn Gia Bảo, Chủ tịch HAR đăng kí mua 5 triệu cổ phiếu HAR từ ngày 20/7/2017 để nâng sở hữu lên 6,72 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 6,95% vốn điều lệ. Còn em trai – Nguyễn Nhân Bảo chỉ nắm 2,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,83% vốn. Dù kinh doanh còn ảm đạm song HAR vẫn theo đuổi 4 dự án lớn gồm: Glenwood Plaza tại trung tâm Thảo Điền, Aurora Hotel tại Bình Thạnh, Glenwood Maison tại quận 2 và Hi-tech Park Apartment tại quận 9 dành cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại khu công nghệ cao.

Với việc sở hữu quỹ đất đắc địa tại trung tâm TP.HCM, giới đầu tư cũng tò mò về những cổ đông bí ẩn đang thực sự nắm quyền lực chi phối tại HAR? Và ai sẽ tạo nên đột biến dòng tiền kinh doanh cho HAR trong năm nay?

Dòng tiền vẫn đổ vào những cổ phiếu penny như OGC, PVX, CCL, PVL, PPI, VHG, FIT, AMD… tạo nên nhiều phiên giao dịch sôi động, gay cấn và giá tăng trần bất chấp thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh khó lường. Dù thị giá thấp chỉ ngang giá trà đá, rau muống song những mã penny của doanh nghiệp có lượng cổ phiếu lưu hành lên tới vài trăm triệu cổ phiếu được cho là có tác động làm “méo mó” các chỉ số hai sàn, gây lo ngại, bất ổn tâm lý đầu tư. Do đó, nhà đầu tư tham gia cuộc đua “lướt sóng” cổ phiếu penny cần thận trọng để tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại tài khoản.

>> Phiên 10/7: VN-Index giảm sâu 11 điểm, PVX “đạp sàn” chốt lời gần 34 triệu cổ phiếu 

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...