Cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo, VN-Index giảm nhẹ

Phiên giao dịch sáng nay (30/3) diễn ra khá giằng co. Nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo với 230 triệu cổ phiếu chất sàn.
Cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo, VN-Index giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 30/3 với sắc đỏ bao trùm. VN-Index có thời điểm vượt mốc 1.500 điểm nhờ lực kéo từ nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, lực cung vẫn khá mạnh khiến chỉ số không thể bứt phá và mau chóng "hạ nhiệt".

Tiếp nối những thông tin tiêu cực từ sự việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tối qua (29/3), nhóm cổ phiếu hệ sinh thái FLC tiếp tục bị bán tháo mạnh mẽ. Ngay thời điểm mở cửa phiên, tất cả các mã trong hệ sinh thái này đều lao dốc về giá sàn.

Trong đó, 2 mã chủ lực là FLC rơi xuống mức giá sàn 11.800 đồng với lượng dư bán hơn 75 triệu cổ phiếu ở giá sàn. Cổ phiếu FLC Faros (ROS) giảm hết biên độ về giá 7.590 đồng với gần 60 triệu đơn vị chất sàn.

Dù vậy, diễn biến tiêu cực của FLC Group đã không lan rộng ra thị trường, VN-Index vẫn diễn biến khả quan khi xoay quanh mốc tham chiếu.

Phiên sáng nay, phần lớn cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ phải chịu áp lực điều chỉnh mạnh, nhiều mã bất động sản, xây dựng như DIG, CEO, LDG, L14, NLG, VHM, PDR, NBB, HQC KBC, LCG... đều giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu dầu khí, phân bón cũng có giao dịch không mấy tích cực, thậm chí SFG, DCM, BFC, DPM có thời điểm đã "chạm" mức giá sàn.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò lực đỡ cho thị trường khi đóng góp 8/10 mã có tác động lớn nhất lên chỉ số. Trong đó, BID bất ngờ tăng mạnh 3,8% lên 44.000 đồng là mã có đóng góp lớn nhất, tiếp đến là MBB tăng giá 3,3% và VPB tăng 2,2%.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,8 điểm (0,19%) xuống 1.494,96 điểm. Thị trường phủ trong sắc đỏ khi chỉ có 135 mã tăng giá và có đến 315 mã giảm điểm.

Trên các sàn tại Hà Nội, HNX-Index giảm mạnh 1,13% xuống 456,01 điểm và UPCom-Index giảm 0,29% xuống 117,03 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch khoảng 20.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, lực mua tập trung vào các cổ phiếu như DGC, FUEVFVND, DXG, HDB...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...