Cổ phiếu “kỳ lân công nghệ” VNG của CEO Lê Hồng Minh “rực cháy”

Giá cổ phiếu VNZ bất ngờ rớt mạnh từ cuối phiên sáng hôm nay, thậm chí có lúc nằm kịch sàn ở đầu phiên chiều trước khi hồi phục lại đôi chút...

Cổ phiếu “kỳ lân công nghệ” VNG của CEO Lê Hồng Minh “rực cháy”

Thị trường chứng khoán trong ngày giao dịch ngày 6/9 đổ dồn mọi sự chú ý vào cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG – “kỳ lân công nghệ" do ông Lê Hồng Minh làm CEO. Cụ thể, cổ phiếu VNZ bắt đầu rớt giá mạnh từ sau 11h phiên sáng và đến trước giờ đóng cửa nghỉ trưa giảm kịch sàn còn 437.800 đồng/cổ phiếu.

Sang đến phiên chiều, có thời điểm thị giá VNZ giảm gần 11%, sau đó hồi phục nhẹ trở lại và đóng cửa ở mức 475.000 đồng/cổ phiếu, giảm 7,8%. Thanh khoản trong hôm nay cũng đạt mức kỷ lục từ khi lên UPCoM với gần 16.000 cổ phiếu được trao tay. Vốn hóa của doanh nghiệp sở hữu Zalo này cũng “bốc hơi” xuống còn 13.650 tỷ đồng.

VNZ hiện đang là cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Cổ phiếu này chào sàn UPCoM vào ngày 5/1/2023 với giá tham chiếu ban đầu 240.000 đồng/cổ phiếu và sau 11 phiên tăng trần liên tiếp đã lên tới hơn 1,56 triệu đồng/cổ phiếu (ghi nhận vào 16/2/2023).

Sau đó, VNZ giảm sâu về dưới 740.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 7/2023 trước khi tăng trở lại lên 1,24 triệu đồng/cổ phiếu sau đó khoảng một tháng. Trong 1 năm trở lại đây, cổ phiếu VNZ lao dốc không phanh. Cụ thể, nếu so với vùng giá 1,16 triệu đồng/cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 9/2023, ước tính đến hiện tại đã "bay" 58% thị giá.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-06 lúc 16.00.56.png
Diễn biến cổ phiếu VNZ trong thời gian qua

Hiện, chưa rõ tác nhân tiêu cực nào đã khiến cổ phiếu VNZ bất ngờ bị bán mạnh. Trước đó, hồi đầu tháng 8, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với VNG. Trong đó, công ty bị phạt 92,5 triệu do không công bố thông tin theo quy định.

Những thông tin chưa được VNG công bố đúng theo quy định bao gồm: Nghị quyết Hội đồng quản trị số 10/2022/NQ-HĐQT ngày 8/9/2022 thông qua việc thế chấp tài sản của công ty để đảm bảo nghĩa vụ nợ của Công ty Cổ phần Công nghệ Big V (là cổ đông lớn và là bên liên quan); Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2023.

Các tài liệu trên chưa được VNG công bố trên Hệ thống Công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Bên cạnh đó, VNG cũng bị phạt 65 triệu đồng do không công bố thông tin giao dịch phát sinh với cổ đông lớn liên quan là Công nghệ Big V. Với giao dịch này, VNG đã dùng tài khoản tiền gửi mở tại Citybank để đảm bảo khoản vay cho Công nghệ BigV tại ngân hàng Citybank chi nhánh Singapore. Tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và 2023 cũng không trình bày đẩy đủ giao dịch này.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 2/202, VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.055 tỷ đồng, gần như đi ngang so với quý cùng kỳ năm 2023. Song nhờ vào giá vốn tăng tới 14%, lên hơn 1,4 nghìn tỷ đồng nên sau khấu trừ, VNG lãi gộp còn 647 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 19%.

Điểm sáng trong kỳ là doanh thu tài chính tăng mạnh lên 85 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm hơn 50% xuống còn khoảng 39 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tiếp tục neo cao khiến VNG lại rơi con đường thua lỗ. Kết quả, “kỳ lân công nghệ” báo lỗ sau thuế 489 tỷ đồng và lỗ ròng 462 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lỗ 457 tỷ đồng).

Theo giải trình của VNG, công ty cho biết nguyên nhân lỗ chủ yếu do vẫn đang tiếp tục thúc đẩy hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm mới và sản phẩm chiến lược.

Nhờ vào khoản lợi nhuận quý 1 dương giúp VNG lỗ bán niên đỡ nặng nề. Theo đó, sau 6 tháng kinh doanh, công ty thu về 4.314 tỷ đồng doanh thu, tăng 30%, thực hiện được 39% kế hoạch năm. Còn lợi nhuận sau thuế âm 520 tỷ đồng; lỗ ròng bán niên 449 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, tức lỗ chưa bằng nửa năm trước).

Điểm đáng chú ý là tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, doanh nghiệp chỉ lỗ ròng 41 tỷ đồng vào quý 1/2023. Cộng với khoản lỗ 457 tỷ đồng tại quý 2/2023, số lỗ bán niên 2023 đáng lẽ chỉ khoảng 500 tỷ đồng, thay vì hơn 1,1 nghìn tỷ đồng như báo cáo mới nhất. Như vậy, khả năng cao doanh nghiệp đã đánh giá lại kết quả cùng kỳ, qua đó tăng khoản lỗ ròng tại quý 1/2023 lên 648 tỷ đồng.

Đây không phải lần đầu doanh nghiệp điều chỉnh con số báo cáo. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023, VNG thậm chí lãi ròng 100 tỷ đồng, nhưng sau kiểm toán, khoản lỗ là 457 tỷ đồng, như trình bày tại báo cáo tài chính quý 2/2024.

Tính đến hết quý 2/2024, tổng tài sản VNG đạt gần 10,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn giảm 8%, còn gần 5,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 3,4 nghìn tỷ đồng trong đó là tiền mặt và tiền gửi. Hàng tồn kho giảm 11%, còn 74 tỷ đồng.

Xem thêm

Agriseco gọi tên 7 cổ phiếu hứa hẹn sinh lời cao trong tháng 9

Agriseco gọi tên 7 cổ phiếu hứa hẹn sinh lời cao trong tháng 9

Agriseco Research khuyến nghị danh mục đầu tư tiềm năng trong tháng 9 với các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh, đang có mức định giá phù hợp hoặc có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 và các tháng cuối năm 2024 tăng trưởng tốt, bao gồm: ACB, HPG, POW, PVS, VHM, VNM, VSC…

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…