Cổ phiếu Nvidia kéo tụt S&P 500, giá dầu tăng mạnh

Nvidia là một trong những lý do chính khiến chỉ số S&P 500 trượt giảm trong phiên đầu tuần, trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát để tìm kiếm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Cổ phiếu Nvidia kéo tụt S&P 500, giá dầu tăng mạnh

Kết thúc phiên 26/8, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 0,16% lên 41.240,52 điểm, S&P 500 giảm 0,32% và đóng cửa ở mức 5.616,84 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 0,85% còn 17.725,77 điểm.

Ngoài S&P 500, chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ cũng chìm trong sắc đỏ. Ngược lại, Dow Jones tăng nhẹ nhờ được hỗ trợ bởi mức tăng khoảng 1% từ Caterpillar và American Express.

6 trong số 11 nhóm ngành của S&P 500 mất đà, dẫn đầu là công nghệ thông tin, giảm 1,12%, theo sau là mức giảm 0,81% của ngành tiêu dùng không thiết yếu. Lĩnh vực năng lượng tăng 1,11% sau khi có báo cáo về gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông đã đẩy giá dầu lên cao.

Cổ phiếu Boeing trượt 0,85% do tin tức NASA chọn SpaceX thay vì tàu Starliner của Boeing để đưa các phi hành gia trở lại từ không gian vào năm tới.

Nvidia mất 2,25% trước thềm công bố kết quả kinh doanh vào 28/8. Đây được xem là sự kiện cần theo dõi chặt chẽ nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này.

Một số nhà đầu tư lo ngại rằng nếu Nvidia không đưa ra dự báo tích cực, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu liên quan đến AI như Microsoft, Alphabet và Meta Platforms. Jake Dollarhide, giám đốc điều hành của Longbow Asset Management cảnh báo: "Nvidia có thể gây thất vọng. Tôi nghĩ khi phần lớn mọi người nghi ngờ gì về khả năng có tin xấu, thì tức là sẽ có tin xấu”.

Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của PDD Holdings “bốc hơi” gần 29% do không đạt được kỳ vọng của thị trường về doanh thu quý hai.

Tesla giảm 3,2% sau khi Canada, nối gót Mỹ và Liên minh châu Âu, tuyên bố sẽ áp dụng thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch bùng nổ vào cuối tuần trước, với chỉ số S&P 500 tiến gần mức cao kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết đã đến lúc nới lỏng chính sách tiền tệ khi rủi ro lạm phát giảm và thị trường lao động hạ nhiệt.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đặt cược 70% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm và 30% khả năng cắt giảm 0,50 điểm phần trăm vào tháng Chín.

Dữ liệu tiêu dùng cá nhân, thước đo lạm phát ưa thích của ngân hàng trung ương Mỹ, sẽ được công bố vào thứ Sáu và có thể cung cấp thêm tín hiệu về lộ trình lãi suất.

Tuần này, các báo cáo kết quả kinh doanh từ Dell, Salesforce, Dollar General và Gap sẽ được tiết lộ.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 9,5 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,9 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên vừa qua

GIÁ DẦU TĂNG 3%

Trên thị trường năng lượng, giá dầu chốt phiên đầu tuần ở mức cao hơn 3% khi việc cắt giảm sản xuất ở Libya làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, theo sau nhiều báo cáo về xung đột leo thang ở Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 2,41 USD, tương đương 3,05%, lên 81,43 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,59 USD, tương đương 3,5%, lên 77,42 USD/thùng.

Cả hai chỉ số đều đã tăng hơn 2% vào 23/8.

Dennis Kissler, phó chủ tịch cấp cao của BOK Financial lưu ý các nhà đầu tư về tình trạng gián đoạn sản xuất ở Libya và lượng tồn kho dầu yếu tại Oklahoma - trung tâm dự trữ nhiên liệu quan trọng của Mỹ.

Vào thứ Hai, chính quyền phía đông của Libya đã tuyên bố đóng cửa tất cả các mỏ, tạm thời ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), đơn vị kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu của nước này, không lên tiếng xác nhận. Tuy nhiên, công ty con của NOC là Waha Oil Company cho biết họ có kế hoạch giảm dần sản lượng và nhắc tới khả năng ngừng hoàn toàn sản xuất dầu, viện dẫn lý do vì các cuộc biểu tình và áp lực không xác định.

Sản lượng dầu của Libya vào tháng 7 là khoảng 1,18 triệu thùng mỗi ngày, theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS Thụy Sĩ nhận xét: “Rủi ro lớn nhất đối với nguồn cung toàn cầu có lẽ là sự sụt giảm lớn trong sản lượng dầu của Libya do căng thẳng chính trị, với nguy cơ sản lượng có thể giảm từ mức hiện tại là 1 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 0”.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ tăng liên tiếp 8 phiên

Chứng khoán Mỹ tăng liên tiếp 8 phiên

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên 19/8 ở vùng tích cực, tiếp nối mức tăng từ tuần trước khi các nhà đầu tư tập trung vào hai sự kiện Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ và Hội nghị Kinh tế Jackson Hole diễn ra trong tuần này…

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng mạnh, giá dầu vọt hơn 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng mạnh, giá dầu vọt hơn 2%

Các chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm trong phiên 15/8 sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng vẫn vững chắc, xua tan lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...