Nỗi lo suy thoái tan biến, Phố Wall tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm

Khảo sát sơ bộ từ Đại học Michigan đã chỉ ra rằng tâm lý tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 8 đã cải thiện đáng kể.

Nỗi lo suy thoái tan biến, Phố Wall tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm

Kết thúc phiên 16/8, chỉ số Dow Jones nhích 96,7 điểm (+0,24%) lên 40.659,76 điểm, S&P 500 tăng 11,03 điểm (+0,20%) đóng cửa ở mức 5.554,25 điểm và Nasdaq Composite thêm 37,22 điểm (+0,21%) đạt 17.631,72 điểm.

Cả ba chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 10/2023.

Trong số 11 nhóm ngành chính của S&P 500, lĩnh vực tài chính có thành tích tốt nhất trong khi công nghiệp lại hoạt động yếu nhất.

Nvidia là một trong những điểm sáng đáng chú ý nhất trong tuần với mức tăng hơn 18%. Apple và Microsoft cũng ghi nhận kết quả khả quan, lần lượt tăng 4% và 3%.

Ngược lại, cổ phiếu của Applied Materials giảm 1,9%, đảo ngược xu hướng tăng trước đó sau khi công ty thiết bị sản xuất chip dự báo doanh thu quý 4 mạnh hơn mong đợi.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,11 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,27 tỷ trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã ghi nhận phiên tăng thứ bảy liên tiếp, xóa tan nỗi lo suy thoái từng bao trùm vào thị trường hai tuần trước.

"Những gì chúng ta đang thấy trên thị trường hôm nay là tín hiệu phục hồi khi lo ngại về suy thoái đã giảm bớt. Dữ liệu kinh tế tích cực một lần nữa củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9”, Greg Bassuk, Giám đốc điều hành của AXS Investments cho biết.

Một loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ và báo cáo doanh số bán lẻ từ Bộ Thương mại Mỹ, đều đưa ra những dấu hiệu khả quan cho thấy lạm phát đang dần tiến về mục tiêu 2% của Fed và chi tiêu tiêu dùng vẫn ổn định.

Trong ngày thứ Sáu, khảo sát sơ bộ từ Đại học Michigan đã chỉ ra rằng tâm lý tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 8 đã cải thiện đáng kể.

Các quan chức ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ cùng tham dự hội nghị chuyên đề ở Jackson Hole, Wyoming (Mỹ) vào tuần tới, với bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể sẽ tiết lộ thêm về lộ trình cắt giảm lãi suất của Mỹ.

"Tất cả mọi ánh mắt sẽ dồn vào bình luận của ông Powell. Dường như diễn biến của thị trường trong năm nay liên tục được dựa trên khả năng và mức độ nới lỏng chính sách của Fed”, ông Bassuk nói thêm.

Các thị trường đang đặt cược 74,5% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp chính sách tháng 9, theo công cụ FedWatch của CME.

GIÁ DẦU GIẢM 2%

Trên thị trường năng lượng, giá dầu mất gần 2% vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư hạ mong đợi về tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,36 USD, tương đương 1,7%, đóng cửa ở mức 79,68 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,51 USD, tương đương 1,9%, xuống còn 76,65 USD/thùng.

Tuần trước, cả Brent và WTI đều chốt phiên ở các mức giá tương tự.

Vào hôm 15/8, dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế của nước này đã chậm lại trong tháng 7, với giá nhà mới lao dốc nhanh nhất trong 9 năm, sản lượng công nghiệp chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ sụt giảm mạnh nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào đầu tuần đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu của năm nay, viện dẫn nguyên nhân vì hoạt động yếu kém ở Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng nhắc tới quốc gia tỷ dân khi hạ dự báo nhu cầu năm 2025.

“Quả là một tuần biến động trên thị trường năng lượng. Một mặt, bạn có lo ngại về gián đoạn nguồn cung do xung đột ở Trung Đông, nhưng mặt khác, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc đã buộc chúng ta phải điều chỉnh các dự báo về nhu cầu”, ông Andrew Lipow, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates lưu ý.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng mạnh, giá dầu vọt hơn 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng mạnh, giá dầu vọt hơn 2%

Các chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm trong phiên 15/8 sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng vẫn vững chắc, xua tan lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ khi giới đầu tư chờ đón một quyết định chính sách ôn hoà của Fed. Trong nước, giá vàng miếng SJC “bất động” ở phiên thứ 5 liên tiếp…