Cổ phiếu NVT tiếp tục tăng kịch trần sau khi được yêu cầu giải trình

Qua công tác giám sát giao dịch cổ phiếu NVT, HOSE đề nghị Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay báo cáo và công bố thông tin liên quan có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu...

Cổ phiếu NVT tiếp tục tăng kịch trần sau khi được yêu cầu giải trình

Trong phiên giao dịch ngày 24/6, cổ phiếu NVT của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay tiếp tục tăng kịch trần 6,76% lên mức 11.850 đồng/cổ phiếu, đánh dấu phiên thứ 6 tăng trần liên tiếp của cổ phiếu này.

Trước đó, trong 5 phiên giao dịch từ ngày 17/6/2024 đến ngày 21/6/2024, cổ phiếu NVT liên tục tăng trần từ 7.970 đồng/cổ phiếu lên mức 11.100 đồng/cổ phiếu. Theo ước tính, cổ phiếu NVT đã bật tăng 48,7% trong 6 phiên liên tiếp, trong khi suốt nhiều tháng trước đó, thị giá cổ phiếu này biến động không đáng kể.

anh-chup-man-hinh-2024-06-24-luc-171215-149.png
Thị giá cổ phiếu NVT trong thời gian gần đây

Đà tăng kịch trần của cổ phiếu cũng kéo theo thanh khoản tăng mạnh với tổng cộng gần 189.000 cổ phiếu đã được giao dịch, trung bình gần 38.000 cổ phiếu/phiên, toàn bộ đều được giao dịch khớp lệnh.

Qua công tác giám sát giao dịch cổ phiếu NVT, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đề nghị Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay báo cáo và công bố thông tin liên quan có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu.

Cùng với đà tăng của giá cổ phiếu, thời gian qua Ninh Vân Bay cũng ghi nhận nhiều biến động trong cơ cấu lãnh đạo. Cụ thể, vào ngày 17/5/2024, Ninh Vân Bay đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân). Trước đó, Hoa hậu Ngọc Hân đã có đơn xin thôi giữ chức vụ với lý do cần tập trung cho mục tiêu cá nhân khác.

Cùng thời điểm trên, Ninh Vân Bay cũng thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Vũ Hồng Quỳnh, đồng thời bầu ông Đỗ Quang Hải đảm nhiệm vị trí này.

Bên cạnh đó, 3 người được bầu vào Ban Kiểm soát gồm bà Đinh Thị Hạnh, ông Nguyễn Hồ Ngọc và ông Vũ Hà Nam.

Liên quan tới doanh nghiệp này, vừa qua HOSE đã ra quyết định về việc chuyển cổ phiếu NVT từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 4/4/2024 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2023 là số dương, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là số âm, căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu đạt 377 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2022. Sau khi khấu trừ giá vốn, công ty thu về 192,6 tỷ đồng lợi nhuận gộp và 35,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 13,3% và 119,5% so với năm trước.

Tuy nhiên, tính đến hết năm 2023, Ninh Vân Bay vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 712 tỷ đồng, giảm hơn 5 tỷ đồng so với năm 2022.

Về kết quả kinh doanh quý 1/2024, Ninh Vân Bay mang về 113,5 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của công ty đạt 67,3 tỷ đồng, tăng 34,6%.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng 37,9%, lên mức 1.161 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi hợp tác đầu tư 1.066 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá với 52,3 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm 24,7%, còn 6.858 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cải thiện đáng kể lên mức 23,4 tỷ đồng, cao gấp 4,1 lần so với con số 5,6 tỷ đồng cùng kỳ quý 1/2023.

Kết quả, Ninh Vân Bay báo lãi sau thuế 16,5 tỷ đồng, gấp 8,8 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng lên 3,5 tỷ đồng, trong khi quý 1/2023 lỗ 5,5 tỷ đồng.

Ninh Vân Bay cho biết, kết quả này có được do công ty tập trung đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và kinh doanh với khách hàng nước ngoài, chiến lược này được xây dựng cho năm 2024 với kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho công ty.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Ninh Vân Bay đạt khoảng 1.073 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn với 927,6 tỷ đồng, còn lại 145,8 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả là 518,6 tỷ đồng, hầu hết là nợ dài hạn chiếm hơn 403,7 tỷ đồng và nợ ngắn hạn chiếm 114,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến hết quý 1/2024 đạt khoảng 554,8 tỷ đồng, tăng 3% so với số đầu năm 2024.

Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong được thành lập vào tháng 9/2006 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Đến tháng 9/2009, công ty tăng vốn điều lệ lên 265 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay. Tại thời điểm ngày 31/3/2024, vốn điều lệ của công ty đạt 905 tỷ đồng.

Ninh Vân Bay sở hữu một số khu nghỉ dưỡng cao cấp như Six Senses Ninh Vân Bay, Emralda Ninh Bình, Six Senses Sai Gon River… Hiện nay, công ty vẫn đang tiếp tục triển khai hàng loạt các dự án như: kế hoạch phát triển giai đoạn 2 của Six Senses Ninh Vân Bay, Dự án khu nghỉ dưỡng Mũi Né quy mô 4ha, phát triển Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa tại Thành phố Đà Lạt.

Công ty cũng mong muốn xây dựng dòng sản phẩm Khu nghỉ Di sản (Heritage Property), thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư để tìm kiếm cơ hội và chuẩn bị cho các kế hoạch phát triển trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...