Cổ phiếu OGC bị đưa vào diện kiểm soát từ 31/5

Lý do cổ phiếu OGC bị đưa vào diện kiểm soát là do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Cổ phiếu OGC bị đưa vào diện kiểm soát từ 31/5

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ra quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 31/5. 

Lý do là OGC chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ và hợp nhất) đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.

Bên cạnh đó, cổ phiếu OGC vẫn thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và 2020 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, ngày 06/9/2021, OGC nhận được Văn bản số 1094/SGDHCM-NY của HOSE về việc “Yêu cầu khắc phục ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán”.

Tại văn bản này, HOSE cho biết, công ty tiếp tục có các khoản lợi nhuận nhưng các khoản lỗ lũy kế nhiều và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây đối với BCTC của Công ty; thông báo về việc nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của OGC tiếp tục có ý kiến ngoại trừ sẽ bị rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ; thông báo về việc giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu OGC và việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu OGC sẽ căn cứ vào BCTC kiểm toán năm 2021; và yêu cầu OGC giải trình tình hình thực hiện phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toán theo công văn số 28/2021/CV-OGC ngày 19/04/2021 và đưa ra phương án khắc phục triệt để ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán tiếp theo.

Trước đó, Cổ phiếu của công ty con của OGC là CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (MCK: OCH) cũng đã bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 9/5.

Trong năm 2021, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 409 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng, giảm lần lượt 55% và 49% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh doanh của công ty con là Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ OCH bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Năm 2021 là năm thứ 4 liên tiếp OGC có lãi sau giai đoạn khó khăn 2014 - 2017 với nhiều năm thua lỗ nặng liên tiếp. Dù vậy, OGC vẫn còn lỗ lũy kế đến 2.523 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn tới điều này là việc doanh nghiệp phải liên tục trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi của trong một số năm sau biến cố.

Nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của CTCP Tập đoàn Đại Dương tiếp tục có ý kiến ngoại trừ sẽ bị rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc. Việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu OGC căn cứ vào BCTC kiểm toán năm 2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.

Theo BCTC quý I/2022, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 102,4 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng cao khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sụt giảm xuống còn gần 16,5 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ đi mọi chi phí và thuế, doanh nghiệp ghi nhận lỗ sau thuế hơn 38,2 tỷ đồng, tăng tới 12 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Năm 2022, OGC đặt kế hoạch kinh doanh hợp nhất 937 tỷ đồng, tăng 80,5%, lợi nhuận kế toán trước thuế 51 tỷ đồng, sau thuế 18 tỷ đồng, giảm mạnh so với thực hiện 2021 là 99 tỷ đồng.

Như vậy sau 3 tháng kinh doanh, công ty mới chỉ thực hiện được 11% kế hoạch doanh thu và chưa thực hiện được mục tiêu lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán tại phiên chiều 25/5 cổ phiếu OGC đang giao dịch quanh vùng 11.850 đồng/cp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...