Cổ phiếu PXA và KHL bị hủy niêm yết

Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu PXA của CTCP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An và cổ phiếu KHL của CTCP Khoáng sản và VLXD Hưng Long.
Cổ phiếu PXA và KHL bị hủy niêm yết

Theo đó, toàn bộ 15 triệu cổ phiếu PXA sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 5/6/2018, ngày giao dịch cuối cùng ngày 4/6/2018 và 12 triệu cổ phiếu KHL từ 1/6/2016, phiên  giao cuối cùng là 31/5/2018.

Nguyên nhân bị hủy niêm yết là do PXA lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2017 theo BCTC kiểm toán năm 2017, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định.

Năm 2017, công ty lỗ hơn 22,1 tỷ đồng, năm 2016 lỗ hơn 20 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2017 lên trên 151,68 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ thực góp 150 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty, tình hình thị trường bất động sản các năm qua giao dịch ảm đạm, trầm lắng kéo dài, công ty phải giảm giá bán các căn hộ và văn phòng thấp hơn giá vốn trong khi chi phí lãi vay cao dẫn đến chi phí lãi vay phát sinh lớn…

PXA cũng đưa ra phương án khắc phục bằng cách tích cực thu hồi công nợ để trả nợ vay ngân hàng nhằm giảm lãi vay và hoàn nhập các chi phí đã trích lập, làm việc với các tổ chức tín dụng để cấn trừ công nợ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án mới. Ngoài ra công ty cũng sẽ tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng lại bộ máy gọn nhẹ hơn.

Về phía KHL, nguyên nhân hủy niêm yết do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2017 của công ty, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết.

Trên BCTC kiểm toán năm 2017 kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, trên BCTC năm 2016 công ty TNHH kiểm toán Nhân Tâm Việt đã đưa ra ý kiến ngoại trừ. Các vấn đề này vẫn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm 2017.

Kiểm toán cho rằng trên BCTC kiểm toán năm 2017 khoản nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động, đơn vị có các khoản vay ngân hàng không có khả năng giãn nợ trả nợ, công ty có chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, công ty không có khả năng thanh toán nợ thuế khi đến hạn dẫn tới tình trạng không được phép sử dụng hóa đơn, lỗ lũy kế chiếm 62% vốn chủ sở hữu, nợ tồn đọng, ngừng thanh toán cổ tức… những dấu hiệu trên cho thấy yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.  

 >> Cổ phiếu L44 bị hủy niêm yết từ 1/6

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...