Cổ phiếu VIB tăng mạnh lên 23.800 đồng/CP ngày chào sàn UpCoM

Sáng 9/1/2017, hơn 564 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã: VIB) chính thức giao dịch trên UPCoM. Giá cổ phiếu tăng khá cao lên 23.800 đồng/CP ngay phiên đầu tiên.
Cổ phiếu VIB tăng mạnh lên 23.800 đồng/CP ngày chào sàn UpCoM

VIB là ngân hàng TMCP đầu tiên lên giao dịch UpCoM trong năm 2017

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/CP. Nhưng chỉ sau vài giờ giao dịch, giá mã VIB được đẩy lên mức 19.300 đồng/CP vào buổi trưa. Hiện,  VIB giao dịch ở mức 18.300 đồng/CP, tăng 1.300 đồng/CP (+7,65%). Giá trị vốn hóa của VIB trên sàn đạt gần hơn 10.331 tỷ đồng.

VIB là nhà băng đầu tiên thực hiện lên giao dịch UpCoM sau khi một nhóm ngân hàng TMCP có kế hoạch niêm yết sớm trong năm 2017, như: Techcombank, VPBank, KienlongBank…

Theo ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung của VIB nhằm mục tiêu chia sẻ minh bạch các thông tin về hoạt động của ngân hàng, giá cổ phiếu, giá trị vốn hoá thị trường, thanh khoản của cổ phiếu VIB. Những điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.

"Các tổ chức quốc tế luôn đánh giá cao về chất lượng hoạt động và uy tín thương hiệu VIB cũng đang gia tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vào 10% room ngoại còn dư của VIB. Tôi cho rằng lựa chọn thời điểm này để bắt đầu giao dịch cổ phiếu VIB trên sàn giao dịch tập trung là rất phù hợp”, ông Vũ nói.

Trong hai năm gần đây, kết quả kinh doanh của VIB tăng trưởng khả quan, thuộc nhóm ngân hàng chia cổ tức cao tới 23,5-25% (bao gồm cả chia thưởng cổ phiếu để tăng vốn). VIB đã thực hiện 2 đợt tăng vốn nhờ chia cổ phiếu thưởng, nâng vốn lên 5.644 tỷ đồng.

Năm 2016, VIB ước đạt lợi nhuận trước dự phòng rủi ro ở mức 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 702 tỷ đồng, vượt 4% so với kế hoạch đề ra và tăng 7% so với năm 2015.

Tổng dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 68.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 25% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 3% dư nợ. Tổng tài sản của ngân hàng xấp xỉ 105.000 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức trên 10% tính theo chuẩn Basel II (VIB nằm trong nhóm 10 ngân hàng thí điểm thực hiện áp chuẩn Basel II).

Hải Hà

>> Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giảm về 2,8%

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...