Cổ phiếu VPB tăng mạnh nhất trong tuần qua

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua diễn biến phân hoá với 10 mã tăng, 1 mã đứng giá tham chiếu và 16 mã giảm giá.
Cổ phiếu VPB tăng mạnh nhất trong tuần qua

VPB là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tuần qua với mức tăng tổng cộng 6,4%, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mức 38.200 đồng/cp. Thanh khoản của VPB tăng vọt trong 2 phiên cuối tuần với 85 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư. 

Hiện thị giá VPB đã ở đỉnh cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021 và chỉ còn cách đỉnh lịch sử chưa đầy 6% (40.600 đồng/cp ngày 5/7/2021). 

Cổ phiếu VPBank nổi sóng trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng đợt phát hành 15% cổ phần riêng lẻ sẽ được nhà băng này sớm thực hiện vào thời gian tới. 

Chia sẻ với các nhà phân tích mới đây, lãnh đạo VPBank cho biết việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vẫn đang theo đúng kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022.

Cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 là MBB ( 4,4%). Trong đó phiên 22/2 tăng mạnh 5,2% với thanh khoản bùng nổ, hơn 37 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị hơn 1.200 tỷ đồng. 

Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là TPB ( 2,8%), NVB ( 2%_, SGB ( 1,7%), ACB ( 1,5%), VIB ( 1,2%), BVB ( 1%),…

Ở chiều ngược lại, VAB giảm mạnh nhất tuần này (-3,2%), sau đó đến EIB (-2,9%), VCB (-2,4%), LPB (-2,3%), ABB (-2,3%), SHB (-2,2%),…

Khối ngoại bán mạnh một số cổ phiếu ngân hàng tuần qua, trong đó HDB bị bán ròng hơn 75 triệu đơn vị, CTG gần 4,5 triệu đơn vị, MBB hơn 1,4 triệu đơn vị,..

Và ngược lại các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là STB (hơn 1,5 triệu đơn vị), TPB (hơn 1,47 triệu đơn vị),…

Nhiều ngân hàng đã thông báo về lịch họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, trong đó một số ngân hàng đã công bố tài liệu họp. Tâm điểm của mùa ĐHĐCĐ năm nay, ngoài các kế hoạch kinh doanh thì nhiều ngân hàng có kế hoạch tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ.

ACB thông báo 4/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự đại hội cổ đông, dự kiến tổ chức vào thứ Sáu ngày 7/4/2022 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM. Cuộc họp nhằm thông qua các tờ trình như: Báo cáo của Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, phương án phân phối lợi nhuận năm 2021; kế hoạch lợi nhuận 2022; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu, phương án phát hành, đăng ký bổ sung và niêm yết bổ sung cổ phiếu;…

Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Xem thêm

Bitcoin bật tăng trở lại mạnh mẽ sau 1 ngày rớt thảm

Bitcoin bật tăng trở lại mạnh mẽ sau 1 ngày rớt thảm

Sau khi rơi khỏi mốc 35.000 USD/BTC, Bitcoin đã quay đầu tăng trở lại và được giao dịch ở vùng giá 38.000-39.000 USD/BTC, đã có thời điểm trong ngày tưởng chừng có thể vượt qua mốc 39.000 USD/BTC khi mà tài sản này tăng hơn 12% chỉ trong vòng 24 giờ.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...