“Con cưng” HNG bất ngờ lỗ vượt kế hoạch gần 954 tỷ đồng

Cổ đông bị bất ngờ khi kết quả kinh doanh của Nông nghiệp Quốc tế HAGL quý 4/2016 tiếp tục lỗ nặng tới 311 tỷ đồng, luỹ kế cả năm lỗ tới 954 tỷ đồng.
“Con cưng” HNG bất ngờ lỗ vượt kế hoạch gần 954 tỷ đồng

Nông nghiệp Quốc tế HAGL báo lỗ gần nghìn tỷ khiến bầu Đức không khỏi rầu lòng 

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã: HNG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2016. Kết quả này khiến cho cổ đông thêm lo ngại về khả năng cân đối tài chính, hoạt động kém hiệu quả của HNG và thua lỗ ngày càng nặng hơn.

Cụ thể, trong quý 4/2016, doanh thu thuần của HNG đạt 1.213 tỷ đồng, tăng 49% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ bán bò đạt 906,4 tỷ đồng, bán sản phẩm hàng hóa đạt 219,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu. Còn mảng kinh doanh đường bị sụt giảm mạnh từ 200 tỷ đồng xuống còn hơn 6 tỷ đồng doanh thu, mảng bán mủ cao su giảm nhẹ đạt 62,7 tỷ đồng….

Giá vốn bán hàng trong kỳ này tăng khá mạnh đạt 1.115 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ còn 98 tỷ đồng, vẫn gấp 49 lần mức 2 tỷ của cùng kỳ.

Trong quý 4, HNG tiếp tục bị âm 146 tỷ đồng từ hoạt động tài chính (cùng kỳ năm trước âm 46 tỷ đồng). Do các chi phí tăng, lỗ thuần và lỗ khác nên quý 4 HNG bị lỗ ròng 311 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2016, doanh thu thuần đạt 4.791 tỷ đồng, chỉ tăng 60 tỷ đồng so với năm trước. HNG báo lỗ 954 tỷ đồng, vượt gần gấp đôi kế hoạch lỗ đưa ra (chỉ lỗ 559 tỷ). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận 1,172 tỷ đồng.

Do “con cưng” HNG bị thua lỗ lớn nên ảnh hưởng đáng kể tới kết quả lợi nhuận của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG). Theo BCTC vừa công bố, trong quý 4/2016, HAG ghi nhận lợi nhuận trước thuế bị âm 207 tỷ đồng, trong đó, số lỗ của cổ đông công ty mẹ là hơn 124 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2016, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần hơn 6.454 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,2% so với năm 2015, doanh thu tài chính hơn 987,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế bị lỗ hơn 1.395 tỷ đồng, lỗ của công ty mẹ hơn 1.020 tỷ đồng và lần đầu tiên HAG báo lỗ trong vòng 10 năm qua.

Tại thời điểm cuối năm 2016, số nợ ngắn hạn của HNG đã giảm gần 1.000 tỷ đồng, xuống 6.130 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn vẫn duy trì mức 3.124 tỷ đồng.

Nhưng quy mô nợ dài hạn của HNG lại “phình” to đáng ngại, từ 10.191 tỷ đồng lên 19.146 tỷ đồng do công ty tăng vay nợ gấp đôi (lên tới 17.144 tỷ đồng.

Thông tin từ báo cáo cho thấy, HNG đang được vay nợ rất lớn từ 3 4 ngân hàng gồm: BIDV, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, Sacombank, VDB.

Tuy vậy, HNG đã được các chủ nợ cơ cấu các khoản nợ trái phiếu theo hướng giãn hoãn thời gian trả nợ nhờ phát hành trái phiếu mới ngay vào cuối năm. Đơn cử, ngày 27 và 29/12/2016, HNG đã phát hành 431 tỷ đồng trái phiếu cho VPBank để cơ cấu nợ lãi trái phiếu.

Phần nợ đã được cơ cấu của HNG cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trọng trong khối nợ của HAG và cũng được cơ cấu lại trong khoảng thời gian cuối năm 2016.

Với cả tập đoàn HNG, hàng chục chủ nợ ngân hàng đã thống nhất phương án “giải cứu” khối nợ cho Hoàng Anh Gia Lai và được chấp nhận. Trong đó, BIDV -chủ nợ lớn nhất và công ty chứng khoán BSC thời gian qua đã phải xử lý dư nợ tại HAG hơn 10.862 tỷ đồng; bao gồm: 707 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, 3.609 tỷ đồng nợ vay dài hạn, 6.546 tỷ đồng nợ trái phiếu (gồm cả của BSC).

Cuối năm 2016, 7 chủ nợ đang “ôm” trái phiếu của HAG đã thực hiện cơ cấu hơn 12.360 tỷ đồng nợ theo hướng giãn thời gian trả nợ trong khoảng 10 năm tới (tính từ năm 2017-2026). Chủ nợ BIDV và BSC đã cơ cấu lại 6.546 tỷ đồng nợ trái phiếu bằng cách phát hành trái phiếu ngày 31/12/2016, với thời gian đáo hạn từ ngày 31/12/2021 đến 31/12/2026.

Chủ nợ lớn thứ 2 là Công ty Chứng khoán của ngân hàng VPBank cũng đã cơ cấu lại nợ trái phiếu cho HAG. Cụ thể, 1.614 tỷ đồng trái phiếu (phát hàng ngày 28/11/2014) được giãn thời gian đáo hạn tới khoảng thời gian từ ngày 28/11/2019 đến 28/11/2021.

Khoản nợ trái phiếu 600 tỷ đồng do VPbank và công ty chứng khoán FPT đầu tư (phát hành 27/8/2015) cũng được đáo hạn trả nợ tới ngày 1/8/2019 đến ngày 1/8/2021.

Ngoài ra, các chủ nợ khác cũng đã cơ cấu giãn hoãn thời gian trả nợ cho HAG, trong khoảng thời gian từ năm 2017-2023 với tổng nợ trái phiếu được cơ cấu hơn 12.360 tỷ đồng. Đơn cử: Công ty TNHH Chứng khoán ACB (1.060 tỷ đồng), Công ty chứng khoán Phú Gia (930 tỷ đồng), Công ty chứng khoán Euro Capital (1.700 tỷ đồng)…

Hải Hà

>> Hoàng Anh Gia Lai báo lỗ 1.400 tỷ đồng, “đảo nợ” trái phiếu 12 nghìn tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...