Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vào ngày 28/3

Ngày 28/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ tổ chức Lễ Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018.
Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vào ngày 28/3

Lễ Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017

Lần thứ 14 liên tiếp được công bố, Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 là “tập hợp tiếng nói” của đông đảo các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chất lượng điều hành và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Không chỉ công bố bảng xếp hạng về chất lượng điều hành các tỉnh trong năm 2018, cuộc khảo sát có sự tham gia của gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh trong nước, 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp góc nhìn đa dạng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. 

Báo cáo PCI 2018 lần này cũng phân tích về ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam trước những biến động lớn của thương mại quốc tế, dành một chương riêng phân tích về thực trạng và lý giải nguyên nhân khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa tham gia được sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu. 

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, TP tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Trước đó, năm 2017, Quảng Ninh dẫn đầu Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đây cũng là lần đầu tiên tỉnh nằm ở địa đầu tổ quốc giành vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng; trong khi Hà Nội tiếp tục giữ đà tăng trưởng bền vững, tăng 1 bậc so với năm 2016, đạt 64,71/100 điểm đứng thứ 13/63 tỉnh, TP cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.