Cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu viết đơn cầu cứu Thủ tướng

Nội dung trong đơn chủ yếu liên quan đến các quy định về bán lẻ xăng dầu khiến doanh nghiệp chịu thua lỗ trong thời gian vừa qua, đồng thời kiến nghị về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới...
Cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu viết đơn cầu cứu Thủ tướng
Ảnh minh hoạ

Đơn kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết, các quy định ở khâu bán lẻ xăng dầu được quy định ở Nghị định 83 và Nghị định 95 đang khiến các doanh nghiệp thua lỗ nặng nề trong thời gian dài, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn… gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.

Theo đó, quy định hiện tại đang ưu ái cho doanh nghiệp đầu mối. Cụ thể, hiện doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi. Do đó, sau khi ký hợp đồng các doanh nghiệp này sẽ bị chèn ép chiết khấu. Trong khi, doanh nghiệp dù lỗ hay lãi vẫn phải mở bán. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu.

Bên cạnh đó, khi giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thường bị nhà cung cấp từ chối bán, hầu hết là không giao hàng. Doanh nghiệp đầu mối thường giữ lại hưởng chênh lệch giá, bất chấp doanh nghiệp bán lẻ sắp hết hàng. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến cửa hàng bán lẻ đóng cửa.

Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng đề xuất không nên quy định cụ thể mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với nhau về mức chiết khấu cho phù hợp và linh hoạt với biến động cung cầu của thị trường trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị được mua xăng dầu từ 3 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu. Đề xuất này áp dụng cả với doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.

Trước đó, Bộ Công thương cũng đã có ý kiến về mức chiết khấu xăng dầu. Với các đề xuất nêu trên.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận đây cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra sự cứng nhắc trong quan hệ mua bán xăng dầu giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, sẽ dồn hết sự khó khăn lên doanh nghiệp đầu mối (đơn vị tạo nguồn cung xăng dầu) khi việc kinh doanh gặp khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến tổng thể nguồn cung xăng dầu.

Về nguồn cung xăng dầu, Bộ Công thương cũng đồng ý quan điểm nên cho phép doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn (có thể giới hạn 2-3 nguồn). Việc này nhằm đa dạng nguồn cung xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng.

Tuy nhiên, việc nhiều nguồn cung cũng gây áp lực lên kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi nguồn cung gặp khó khăn, cũng sẽ không có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm về việc cung cấp xăng dầu cho đại lý.

Xem thêm

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị giám sát chặt trong dịp lễ 2/9

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị giám sát chặt trong dịp lễ 2/9

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Trưởng phòng, Đội trưởng các Đội QLTT trong thành phố chủ động phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong dịp lễ 2/9.

Có thể bạn quan tâm