Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị giám sát chặt trong dịp lễ 2/9

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Trưởng phòng, Đội trưởng các Đội QLTT trong thành phố chủ động phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong dịp lễ 2/9.

Trước thông tin giá xăng dầu có thể tăng vào ngày mai (01/09), nhu cầu mua xăng dầu của người dân tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cao, dự báo có thể dẫn đến tình trạng nhiều cây xăng đóng cửa do khan hàng, đặc biệt vào thời điểm nghỉ lễ từ 01/09 đến 04/09.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT, để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, góp phần bình ổn thị trường, Cục trưởng Cục QLTT TP. Hà Nội yêu cầu Trưởng phòng, Đội trưởng các Đội QLTT ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên còn phải xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tạm dừng hoạt động, đóng cửa không hoạt động mà không thông báo với Sở Công thương theo quy định.

Cục QLTT Hà Nội yêu cầu các đội QLTT tăng cường kiểm soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dịp lễ 2-9
Cục QLTT Hà Nội yêu cầu các đội QLTT tăng cường kiểm soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dịp lễ 2-9

Cụ thể, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm dừng, ngưng hoạt động, đóng cửa, yêu cầu phải “đo bồn, bể” để xác định lượng hàng tồn kho, đồng thời xác minh, làm rõ cụ thể lý do, nguyên nhân tạm dừng, ngưng hoạt động, tiến hành xử lý nếu phát hiện hành vi vi phạm.

Tiếp tục duy trì và tiếp nhận thông tin phản ánh qua thông báo đường dây nóng in dán tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, đảm bảo việc dán thông báo rõ ràng, công khai để người dân, người tiêu dùng dễ thấy nhất.

Phân công lịch trực cho cán bộ, công chức trong các ngày nghỉ lễ thực hiện giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đồng thời theo dõi các thông tin phản ánh của người dân, đường dây nóng, báo chí liên quan đến tình hình thị trường, các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu.

Cục trưởng Cục QLTT thành phố cũng giao Đội QLTT số 17 chủ động nắm bắt thông tin giá cả, diễn biến thị trường và tình hình xăng dầu để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Bên cạnh đó, Đội trưởng, công chức quản lý theo địa bàn, chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Cục trưởng nếu để xảy ra vi phạm, phản ánh của người dân, cơ quan truyền thông, báo chí về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu địa bàn được phân công giám sát mà không kịp thời xử lý, phát hiện.

Trong một diễn biến liên quan, tại Long An ngày 29 và sáng 30/8, các Đội QLTT đã thực hiện giám sát 120 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, phát hiện 3 cửa hàng xăng dầu tạm dừng hoạt động do hết xăng dầu.

Tại An Giang, trong bối cảnh tình hình xăng dầu trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động, ngày 31/8/2022, Cục QLTT tỉnh tổ chức họp khẩn hình thức trực tuyến với các Đội QLTT trực thuộc công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý và triển khai giải pháp thực hiện trong các ngày nghĩ lễ Quốc khánh 2/9. Trước đó, từ ngày 25 đến 30/8/2022, qua thông tin phản ánh của người dân, Sở Công Thương, Công ty Xăng dầu An Giang có tình trạng các cửa hàng tạm ngưng hàng loạt; thông báo hết xăng dầu; bán giảm số lượng, nhỏ giọt…. Cục QLTT chỉ đạo các Đội QLTT phân công công chức tổ chức giám sát 588 cơ sở bán lẻ xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, đang hoạt động là 570 cơ sở, nghỉ hoạt động 05 cơ sở; tạm dừng hoạt động 13 cơ sở; hết xăng dầu 40 cơ sở.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...