“Công ty ma MTM” lên tiếng vụ Chủ tịch Trần Hữu Tiệp bị bắt

Nếu ĐHCĐ thường niên năm 2016 thông qua bầu lại toàn bộ thành viên HĐQT thì việc bắt tạm giam ông Trần Hữu Tiệp là không ảnh hưởng đến SXKD của công ty.
“Công ty ma MTM” lên tiếng vụ Chủ tịch Trần Hữu Tiệp bị bắt
Việc bắt tạm giam ông Trần Hữu Tiệp là không ảnh hưởng đến SXKD của công ty MTM
CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản Miền Trung (mã: MTM) vừa công bố thông tin giải trình và xác nhận mức độ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD theo yêu cầu của HNX. Theo đó HNX yêu cầu công ty giải trình về cảnh hưởng của việc ngày 19/9 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam ông Trần Hữu Tiệp, Chủ tịch HĐQT công ty.
Cơ quan điều tra cũng đã tịch thu toàn bộ tài liệu của Công ty để phục vụ điều tra vụ án. Ban lãnh đạo MTM khẳng định, việc ông Trần Hữu Tiệp, Chủ tịch HĐQT công ty bị bắt và tịch thu toàn bộ tài liệu, giấy tờ, con dấu đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình SXKD của công ty. Ông Trần Hữu Tiệp được ĐHCĐ bất thường năm 2015 bầu vào HĐQT từ cuối tháng 8/2015. Trong quá trình đương chức ông Tiệp đã có nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, ông không bàn giao tài liệu, tài sản giữa HĐQT mới và cũ; không tổ chức bộ máy kế toán, lưu trữ chứng từ kế toán, không lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định…
Phía MTM cũng cho biết, hiện công ty đã mời họp ĐHCĐ bất thường nhằm trong bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS. Do ông Trần Hữu Tiệp vừa bị bắt nên HĐQT đương nhiệm sẽ trình ĐHCĐ thường niên 2016 bầu lại toàn bộ HĐQT. Nếu ĐHCĐ thường niên năm 2016 thông qua bầu lại toàn bộ thành viên HĐQT thì việc bắt tạm giam ông Trần Hữu Tiệp là không ảnh hưởng đến SXKD của công ty.
Trước đó, đại diện pháp luật MTM, Giám đốc Nguyễn Thế Phùng đã gửi đơn lên Cục An ninh điều tra A92 – Tổng cục An Ninh (Bộ Công An) tố cáo những hành vi lừa đảo của MTM, trong đó có một số cá nhân thuộc Ban lãnh đạo công ty từ thời điểm 29/08/2016 trở về trước đã có hành vi rút ruột toàn bộ vốn góp, chiếm đoạt tài sản của công ty trước khi đưa hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu MTM lên sàn Upcom.
Tổng số tiền rút ra gần 280 tỷ đồng bao gồm 160 tỷ đồng tiền mặt và 120 tỷ đồng là khoản tiền chuyển vào CTCP khoáng sản luyện kim Bắc Cạn. Các khoản tiền mặt tại ngày 1/1/2015 và khoản tiền mặt rút về từ ngân hàng gần 180 tỷ đồng đã không được bàn giao cho ban lãnh đạo mới. Khi kiểm kê tại ngày 31/12/2015, nhận thấy không còn khoản tiền này tại quỹ tiền mặt Công ty nên đã chuyển sang tài sản thiếu chờ xử lý (đây là khoản tiền lẽ ra phải có tại quỹ tại ngày 31/12/2015 tuy nhiên đã bị các cá nhân chiếm dụng.

Theo Thái Phương/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...