COP28: Khi "9 người... 11 ý"

COP28 cover (1).jpg

Những câu hỏi lớn nhất tại COP28 là các quốc gia nên nhanh chóng loại bỏ dần việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch hay lựa chọn giảm dần dần? Hay liệu các chính phủ giàu có như Mỹ có chi hàng chục tỷ USD cho những thiệt hại về khí hậu của các quốc gia nghèo hơn?

Các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của Liên Hợp Quốc đã bị chỉ trích vì đã trở không hiệu quả kể từ khi chúng bắt đầu vào năm 1995, với sự tham gia của các nhà vận động hành lang doanh nghiệp và được đánh dấu bằng những cam kết không ràng buộc và tranh cãi về ngữ pháp hơn là khả năng mang lại sự thay đổi.

Nhưng, trên danh nghĩa, chúng vẫn có những tác động nhất định: Gửi tín hiệu tới thị trường về các chính sách sắp tới của chính phủ và phản ánh các xu hướng trong thế giới thực. Và những người ủng hộ nhanh chóng chỉ ra rằng đó vẫn là một diễn đàn nơi tất cả mọi người - từ những quốc gia giàu nhất thế giới đến những quốc gia nhỏ nhất và cận biên nhất - đều có tiếng nói.

COP28 đánh dấu 8 năm kể từ khi các nước đạt được Thỏa thuận Paris, trong đó đặt ra các mục tiêu hạn chế sự nóng lên của hành tinh. Giờ đây, các quốc gia sẽ được yêu cầu phản hồi các đánh giá - được gọi chung là "kiểm kê toàn cầu" - cho thấy rằng họ đã có những hành động để thực hiện các thỏa thuận.

Họ cũng sẽ cố gắng thực hiện cam kết mà họ đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh năm 2022 ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập: Tạo ra một quỹ mới để chi trả cho các quốc gia đang phát triển những tổn thất mà họ phải gánh chịu do biến đổi khí hậu.

Tại COP28, có thể dự báo về những gì mà một số quốc gia và nhóm có ảnh hưởng nhất sẽ thúc đẩy.

MỸ: MUỐN RẤT NHIỀU NHƯNG...

Tổng thống Joe Biden đã đạt được một loạt chiến thắng về chính sách khi ông tham gia hội nghị thượng đỉnh năm ngoái - trên hết là con số 370 tỷ USD về chi tiêu năng lượng sạch mà ông đã phê duyệt bằng việc ký luật khí hậu lớn nhất từ ​​trước đến nay của Mỹ.

Nhưng năm nay, ông Biden dự kiến ​​sẽ không tới Dubai trong bối cảnh đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, chính trị và các vấn đề khác trong nước. Các cuộc thăm dò cho thấy ông đang thất thế so với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua bầu cử Tổng thống năm 2024, cuộc chiến giữa Israel với Hamas và việc Đảng Cộng hòa kiểm soát một nửa Quốc hội có nghĩa là ông sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn hơn về viện trợ khí hậu quốc tế. Thay vào đó, cựu ngoại trưởng John Kerry sẽ đại diện Mỹ tại COP28.

COP28 John Kerry.jpg
Đặc phái viên về khí hậu John Kerry sẽ tham gia các chương trình nghị sự của Mỹ.

Theo những gì mà ông John Kerry phát biểu trước COP28 thì Mỹ sẽ thúc đẩy việc chấm dứt ngay lập tức việc cấp phép mới cho nhiệt điện đốt than - không chỉ ở Trung Quốc, nơi vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy than, mà ở khắp mọi nơi.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi sẽ cho rằng Mỹ muốn thúc đẩy quyết định này là vì than đá đóng vai trò ngày càng thu hẹp trong cơ cấu năng lượng nội địa của nước này. Than cũng là nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất, tạo ra nhiều ô nhiễm carbon dioxide hơn khí đốt tự nhiên hoặc dầu, khiến nó trở thành nơi khởi đầu rõ ràng để loại bỏ các loại khí làm hành tinh nóng lên.

Trong tuyên bố chung tuần trước với Trung Quốc, Mỹ cũng cho biết họ ủng hộ các nỗ lực tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030 - điều mà Liên minh Châu Âu đã khởi xướng - và sẽ nỗ lực đẩy nhanh việc triển khai trong nước. Mỹ đã sử dụng luật khí hậu của Biden để thúc đẩy nhanh chóng việc mở rộng năng lượng sạch trong nước, nhưng sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa đối với hạ viện của Quốc hội sẽ khiến việc thực hiện nhiều hơn trên phạm vi quốc tế trở nên khó khăn.

Mỹ cũng mong muốn nhiều quốc gia hơn nữa tham gia giải quyết vấn đề khí nhà kính ngoài carbon dioxide và đưa chúng vào các mục tiêu khí hậu tiếp theo của họ. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết rằng khí thải không phải CO2 gây ra một nửa biến đổi khí hậu mà thế giới đang trải qua, nhưng chỉ một nửa số quốc gia đưa chúng vào kế hoạch khí hậu của họ theo Thỏa thuận Paris.

Thỏa thuận Mỹ - Trung tuần trước bao gồm cam kết của Trung Quốc, lần đầu tiên đồng ý đưa các loại khí như vậy vào kế hoạch hành động về khí hậu tiếp theo của mình. Các quốc gia sẽ kết hợp với UAE để tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí mê-tan và không phải CO2 tại COP28.

COP28 oil-pumps-and-rigjpeg.jpeg

Tuy nhiên, trước thềm COP28, quan điểm của Mỹ về nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa rõ ràng. Một dự thảo quan điểm của Mỹ về đánh giá hậu hội nghị thượng đỉnh ở Paris kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch mà ô nhiễm không được xử lý trước khi nó đi vào bầu khí quyển - và Mỹ dường như đã sẵn sàng nhấn mạnh sự cần thiết của công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon.

Nhưng có vẻ như ông Kerry luôn cố lảng tránh khi nói về khả năng loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. “Để loại bỏ dần, trước tiên bạn phải giảm dần, giảm dần là con đường để loại bỏ” ông Kerry bày tỏ quan điểm khi trả lời tờ TIME. Tuy nhiên, ông cho biết nhu cầu sẽ giảm khi các công nghệ như ô tô điện, năng lượng mặt trời và gió xuất hiện.

Những thách thức về tài chính khí hậu quốc tế cũng có thể quay trở lại. Mỹ đã đồng ý với một thỏa thuận dự kiến ​​trong tháng này về chủ trương thành lập một quỹ mới dành cho các quốc gia bị thiệt hại do khí hậu. Tuy nhiên, điều đáng nói là Mỹ chỉ đồng ý tham gia thỏa thuận sau khi nhất quyết yêu cầu sửa đổi, làm rõ điều khoản rằng các quốc gia giàu có không có trách nhiệm rõ ràng phải chi trả. Chính vì vậy, trước thềm COP28, vẫn còn tồn tại câu hỏi là liệu Mỹ có sẵn sàng đến Dubai để thể hiện cam kết tài chính hay không.

UAE: LỢI ÍCH QUỐC GIA CÓ "LẤN VAI CHỦ NHÀ"?

Ý tưởng tổ chức COP28 tại một quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khí đã gây ngạc nhiên ngay từ thời điểm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được công bố là nước đăng cai năm nay. Việc UAE lựa chọn Sultan al-Jaber làm chủ tịch hội nghị cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt, vì công việc khác của ông là giám đốc điều hành của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi, một trong những nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Cop28 Chủ tịch được chỉ định của COP28 Sultan Al Jaber (trái) và cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg.jpg
Việc UAE lựa chọn Sultan al-Jaber làm chủ tịch hội nghị vấp phải sự chỉ trích gay gắt.

Vai trò kép đó đã khiến al-Jaber và UAE có những ưu tiên cạnh tranh nhau. Ví dụ, trong khi al-Jaber mô tả sự suy giảm của nhiên liệu hóa thạch là “không thể tránh khỏi”, thì công ty của ông đã công bố kế hoạch mở rộng hoạt động dầu khí của mình, được hỗ trợ bởi 150 tỷ USD chi tiêu trong 5 năm tới.

Có lẽ do đó, chủ tịch COP28 đã miễn cưỡng đáp lại lời kêu gọi đạt được thỏa thuận loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, mặc dù al-Jaber đã nhiệt tình ủng hộ việc EU thúc đẩy tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo.

Tại hội nghị thượng đỉnh trước COP vào cuối tháng 10, al-Jaber đã tóm tắt danh sách mong muốn COP28 của mình như sau: Một phản hồi “mạnh mẽ” đối với việc đánh giá tiến độ và những thất bại kể từ khi ký kết Thỏa thuận Paris năm 2015 và kết quả “mạnh mẽ” về cắt giảm khí thải, cũng như “thỏa thuận thích ứng toàn diện và các giải pháp đột phá về tài chính”.

Ông nói thêm, một ưu tiên quan trọng khác là thành lập và vận hành quỹ thảm họa khí hậu mới.

Tuy nhiên, người ta vẫn chờ đợi trong hoài nghi rằng UAE tự gạt bỏ lợi ích quốc gia của chính như thế nào để hoàn thành sứ mệnh "chủ nhà" trong việc dẫn dắt gần 200 quốc gia tham dự COP28 đạt được những thỏa thuận quan trọng.

AOSIS: CHỜ ĐỢI VÀ HY VỌNG

Liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS) gồm 39 thành viên từ lâu đã đấu tranh vì mối đe dọa mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho họ. Những con số về sự dâng cao của nước biển và những mối nguy hiểm khác đã khiến nhiệm vụ năm nay trở nên cấp bách hơn rất nhiều.

“Tại COP28, chúng ta phải đẩy mạnh với cường độ và sự cấp bách mới để đạt được kết quả tốt nhất có thể cho những người dân đảo dễ bị tổn thương ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng này không phải do chúng ta gây ra,” Chủ tịch liên minh Pa'olelei Luteru, một nhà ngoại giao Samoa nhấn mạnh.

Trong tuyên bố mới nhất, khối các quốc đảo đang kêu gọi việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch “không hiệu quả” và muốn xây dựng một lộ trình nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và cuối cùng loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo rằng thế giới không vi phạm mục tiêu kéo dài của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên đối với 1,50C.

Tuyên bố chung của các quốc đảo cũng nhấn mạnh rằng việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris phụ thuộc vào các hòn đảo nhỏ và các quốc gia thiếu tài nguyên nhận được nguồn tài chính thường xuyên và đầy đủ. Tuyên bố cũng kêu gọi các quốc gia giàu có đáp ứng các cam kết trước đây của họ và sau đó thúc đẩy chúng, nói rằng cam kết năm 2009 cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 giờ đây vẫn chưa đủ.

AOSIS cũng là tiếng nói hàng đầu trong việc kêu gọi thành lập một quỹ giúp các quốc gia xây dựng lại và phục hồi sau các thảm họa do khí hậu gây ra. Họ đã giành chiến thắng trong trận chiến kéo dài 30 năm đó khi hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm ngoái đã dẫn tới thỏa thuận thành lập cái gọi là quỹ tổn thất và thiệt hại. Chỉ có điều, cái mà họ muốn thấy là quỹ đó được "lấp đầy" thì tới nay vẫn đang trong giai đoạn chờ.

Cop28 all in.jpg

Một trong những ưu tiên lâu dài nhất của khối AOSIS là đảm bảo thế giới ủng hộ mục tiêu 1,50C. Bất kỳ sự vượt ngưỡng nào sẽ khiến cuộc sống của họ gặp nguy hiểm. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng mục tiêu dài hạn có vẻ ngày càng khó xảy ra. Luteru đã phát biểu trong một cuộc họp của các quan chức khí hậu vào tháng trước rằng liên minh không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào ở Dubai cho phép mở rộng nhiên liệu hóa thạch, khi mà dầu và khí đốt chính là nguồn lực kinh tế chính của các nhà sản xuất - bao gồm cả nước chủ trì COP28.

G77 VÀ TRUNG QUỐC: BẤT ĐỒNG NỘI BỘ

Đây là khối lớn nhất trong các cuộc đàm phán, bao gồm 134 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, cùng với các quốc gia như Brazil, Cuba, Kenya, Maldives, Pakistan và UAE...

G77 đại diện cho tất cả các nước đang phát triển, như được xác định theo công ước khí hậu của Liên hợp quốc.

Khối đã giữ quan điểm “vững chắc và thống nhất” trong việc kêu gọi quỹ tổn thất và thiệt hại áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển, không chỉ các đảo nhỏ và số ít các nước phát triển, như Mỹ và một số nước phát triển khác mong muốn, chủ tịch G77 Pedro Luis Pedroso Cuesta của Cuba đã nói.

Một tuyên bố cấp bộ trưởng được đưa ra tại cuộc họp thường niên của khối vào tháng 9 coi tài chính là “nền tảng” hành động cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và tuyên bố rằng sự hỗ trợ thêm sẽ cho phép các nước đang phát triển có “tham vọng cao hơn”.

Các bộ trưởng khối này cũng tuyên bố rằng không nên sử dụng các biện pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu để biện minh cho các rào cản thương mại hoặc các hình thức “phân biệt đối xử vô lý khác”. Và họ nhấn mạnh rằng các nước phát triển nên “tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu” trong việc cắt giảm lượng khí thải làm nóng lên hành tinh trên toàn bộ nền kinh tế của họ. Tuyên bố nêu rõ: “Đối với các nước đang phát triển, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu”.

G28 G77.jpg
Không phải lúc nào các quốc gia khối G77 cũng có cùng mục tiêu.

Tuy nhiên, với sự đa dạng của các thành viên trong khối - các thành viên là các đảo nhỏ và các nền kinh tế mới nổi - đồng nghĩa với việc không phải lúc nào họ cũng có cùng mục tiêu. Một số thành viên coi việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch là có hại cho sự sống còn của họ, trong khi những thành viên khác lại coi chúng là cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của họ.

TRUNG QUỐC: KHI ÔNG LỚN MUỐN TRỐN TRÁCH NHIỆM

Trung Quốc có vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận, với tư cách là nước có mức phát thải khí nhà kính làm nóng hành tinh lớn nhất thế giới hiện nay. Lượng khí thải của nó vẫn đang tăng lên - mặc dù chính xác khi nào chúng sẽ đạt đỉnh vẫn là vấn đề tranh luận. Các mục tiêu quốc gia của Trung Quốc nhằm mục đích ngăn chặn sự gia tăng này vào khoảng trước năm 2030, trong khi tại Mỹ, lượng khí thải đã đạt đến đỉnh điểm.

Điều mà Trung Quốc muốn là tiếp tục thúc ép các quốc gia giàu có như Mỹ đóng góp nhiều tiền hơn để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển.

Phối hợp với G77, Trung Quốc luôn trích dẫn nguyên lý cốt lõi của Thỏa thuận Paris nói rằng các nước phát triển nên đi đầu trong việc cắt giảm ô nhiễm khí hậu của chính họ và hỗ trợ những nỗ lực của các nước nghèo hơn để làm điều tương tự.

Thế nhưng Trung Quốc, mặc dù được coi là cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại vẫn kiên quyết rằng bản thân họ vẫn là một quốc gia đang phát triển, chỉ ra các hiệp định quốc tế trước đây đã phân loại nước này như vậy. Điều này mâu thuẫn với Hoa Kỳ, vốn luôn khẳng định Bắc Kinh cũng nên trả tiền viện trợ khí hậu và tiến tới cắt giảm lượng khí thải nhanh hơn.

Trong nước, Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt vào năng lượng tái tạo - gần gấp bốn lần so với của Hoa Kỳ vào đầu năm - và đang đi đúng hướng vượt mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng gió và năng lượng mặt trời sớm 5 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Trung Quốc vẫn tiếp tục cho phép và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất thế giới, với tốc độ nhanh chóng. Đặc phái viên về khí hậu của nước này, Xie Zhenhua, đã gọi bất kỳ việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch là “không thực tế”.

COP28 coal-power-station.jpg
Trung Quốc vẫn tiếp tục cho phép và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất thế giới,

Việc chấm dứt các hoạt động phát triển than mới của Trung Quốc không phải là một phần trong thỏa thuận khí hậu được công bố vào tuần trước với Mỹ, mặc dù đây sẽ là một phần quan trọng trong bất kỳ nỗ lực toàn cầu thành công nào nhằm ngăn chặn nhiệt độ tăng cao. Thay vào đó, kế hoạch kêu gọi tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo, thúc đẩy các dự án nhằm giảm ô nhiễm carbon và cắt giảm tất cả các loại khí nhà kính, không chỉ carbon. Mục cuối cùng đó là một bước đáng chú ý vì Trung Quốc là nước phát thải khí mê-tan lớn nhất.

Thỏa thuận ngụ ý rằng Trung Quốc sẽ sử dụng ít năng lượng đốt than hơn khi triển khai nhiều năng lượng tái tạo hơn.

EU: 2 MỤC TIÊU CHỜ ĐỢI

EU đến Dubai với hai ưu tiên chính: Tăng cường năng lượng tái tạo và (chủ yếu) loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Brussels đã đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo toàn cầu của thế giới và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030, hy vọng sẽ khiến các nước cam kết thực hiện cả hai mục tiêu tại COP28.

Nỗ lực đó đi đôi với việc khối này thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu nhằm loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch “không suy giảm” - những nhiên liệu mà lượng khí thải carbon không được thu giữ.

Nhiệm vụ đàm phán do 27 chính phủ trong khối giao cho Ủy ban Châu Âu (EC) cũng đặt ra các giới hạn đối với những gì mà EU coi là nhiên liệu hóa thạch “không suy giảm”, chẳng hạn, cho thấy họ muốn chấm dứt việc sử dụng dầu, khí đốt và than trong ngành điện vào những năm 2030.

COP28 EU.jpeg
Ủy viên khí hậu EU Wopke Hoekstra (trái)

Ủy viên khí hậu EU Wopke Hoekstra cho biết tại một sự kiện ở Brussels vào tháng trước: “Nhiên liệu hóa thạch có thể tiếp tục cần thiết trong các lĩnh vực cụ thể khó giảm bớt, đó là điều chúng tôi chấp nhận”. “Nhưng bên ngoài những lĩnh vực này, chúng ta cần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, càng nhiều càng tốt và càng nhanh càng tốt.”

EU cũng đã hứa sẽ đóng góp một cam kết “đáng kể” cho quỹ thảm họa khí hậu mới sau khi quỹ này đi vào hoạt động.

Các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như chủ tịch COP28 của UAE đã ra tín hiệu ủng hộ mục tiêu năng lượng tái tạo toàn cầu của EU, nhưng lại có ít nhiệt tình hơn nhiều đối với mục tiêu quan trọng khác: Loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Vị chủ tịch COP28 của UAE cho đến nay vẫn miễn cưỡng ủng hộ bất kỳ lời kêu gọi nào như vậy, lập trường của Hoa Kỳ rất mơ hồ và Trung Quốc đã tuyên bố loại bỏ dần là “không thực tế.”

Đồng thời, một kêu gọi gần đây do các quốc đảo nhỏ dẫn đầu nhằm chấm dứt mọi hoạt động sử dụng và sản xuất nhiên liệu hóa thạch đã đi quá xa đối với hầu hết mọi người. Các nước EU - và nỗ lực thúc đẩy loại bỏ dần của khối xung đột với cuộc tranh giành nhập khẩu dầu khí của các chính phủ châu Âu sau cuộc khủng hoảng năng lượng do Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái.

SAUDI ARABIA: BẤT NGỜ PHÚT CHÓT?

Saudi Arabia, một cường quốc trong khối đàm phán được gọi là các nước đang phát triển có cùng chí hướng, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, thường là những quốc gia phá hỏng những nỗ lực thống nhất tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Saudi Arabia cop28.jpg

Tại COP28 lần này, Saudi Arabia mang đến một thông điệp rõ ràng: Hãy loại bỏ dần tình trạng ô nhiễm khí nhà kính chứ không phải nhiên liệu hóa thạch. Riyadh muốn tiếp tục đốt (và bán) dầu và khí đốt trong khi thu giữ lượng khí thải bằng công nghệ hiện chưa có trên quy mô lớn.

Quan điểm đó mâu thuẫn với quan điểm của EU và nhiều quốc gia dễ bị tổn thương, lo ngại rằng lời hứa thu giữ carbon không giới hạn có thể giúp ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch được tự do tiếp tục gây ô nhiễm và làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Họ lập luận rằng chỉ nên sử dụng công nghệ loại bỏ carbon để cân bằng lượng khí thải từ các lĩnh vực khó điện khí hóa, như hàng không.

Saudi Arabia cũng kịch liệt phản đối EU - Mỹ nỗ lực mở rộng cơ sở đóng góp của quỹ thảm họa khí hậu mới cho các quốc gia giàu có khác sản sinh ra nhiều khí nhà kính. (Những quốc gia đó có thể bao gồm cả chính họ). Một nhà đàm phán châu Âu, được giấu tên để thảo luận về các vấn đề ngoại giao nhạy cảm, bày tỏ lo ngại rằng Riyadh sẽ cố gắng mở lại một thỏa thuận mong manh về quỹ tại COP28.

NGA: "KHÔNG CÓ CHUYỆN LOẠI BỎ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH"

Giống như Ả Rập Saudi, Nga nổi tiếng là quốc gia góp phần khiến các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu... thất bại và phái đoàn của nước này đang tới Dubai với lập trường không khoan nhượng như thường lệ.

Nga - một trong những nhà xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới - đã công khai phản đối việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong một đệ trình gửi tới cơ quan khí hậu Liên Hợp Quốc vào tháng 9: “Chúng tôi phản đối bất kỳ điều khoản hoặc kết quả nào bằng cách nào đó phân biệt đối xử hoặc kêu gọi loại bỏ dần bất kỳ nguồn năng lượng hoặc loại nhiên liệu hóa thạch cụ thể nào".

Russia cop28.jpg

Moscow có thể sẽ tìm cách coi việc cho ra đời một “học thuyết về khí hậu” mới vào tháng 10 như một dấu hiệu của sự tiến bộ, với tài liệu coi năm 2060 là mục tiêu trung lập về khí hậu của Nga. Nhưng học thuyết cập nhật cũng nhấn mạnh những gì Nga coi là tác động tích cực của sự nóng lên toàn cầu và tránh liên kết biến đổi khí hậu với việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Với cuộc chiến với Ukraine, Nga đã trở thành một quốc gia bị "ghét", ít nhất là đối với các nước phương Tây. Với vị thế là một trong những nước phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới, các chính phủ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với Moscow về vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng có những dấu hiệu cho thấy nước cờ địa chính trị của Nga có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán cả trong năm nay và năm tới: Chính phủ Nga hiện đang ngăn chặn các nước EU tổ chức COP29, mọi tranh chấp sẽ phải được giải quyết ở Dubai.

ẤN ĐỘ: ƯU TIÊN "CÔNG BẰNG"

Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, cường quốc mới của kinh tế thế giới có vẻ lại muốn chứng kiến ​​hội nghị thượng đỉnh kết thúc với những hứa hẹn về hành động chống biến đổi khí hậu đầy tham vọng hơn – ít nhất là từ các chính phủ giàu có như Mỹ và EU.

Cop28 india.jpg

Trong bản đệ trình gần đây gửi tới cơ quan khí hậu của Liên hợp quốc, Ấn Độ cho rằng đánh giá mới về tiến trình khí hậu sẽ “thúc đẩy [các quốc gia] phát triển tăng cường tham vọng hành động và hỗ trợ của họ”. Trong khi đó, các nước đang phát triển nên tập trung vào việc cải thiện các nỗ lực về khí hậu của mình - “có tính đến hoàn cảnh, năng lực và… hỗ trợ nhận được của quốc gia họ”.

Ưu tiên chính của New Delhi là “công bằng”, trong đó Ấn Độ kêu gọi các nước phát triển thực hiện trách nhiệm lịch sử của mình với tư cách là nguồn gây ô nhiễm khí nhà kính lớn nhất. “Sẽ được coi là không công bằng nếu những người đóng góp nhiều nhất cho vấn đề lại không đóng góp nhiều hơn vào giải pháp so với những người có đóng góp nhỏ hơn nhiều”, đệ trình của Ấn Độ tiếp tục.

Hai quan chức chính phủ Ấn Độ nói với Reuters vào tháng trước rằng New Delhi muốn thúc đẩy các quốc gia phát triển đạt mức "âm carbon" thay vì chỉ trung hòa carbon vào giữa thế kỷ.

Blog- Climate Change.jpg

Cách tiếp cận của Ấn Độ lặp lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres về việc các quốc gia phát triển đạt được sự trung hòa về khí hậu vào năm 2040, thay vì năm 2050 như hầu hết các nước hiện đang lên kế hoạch thực hiện. Nhưng nước này bỏ qua vấn đề tăng cường các nỗ lực về khí hậu của chính mình – rốt cuộc, Guterres cũng yêu cầu các nước đang phát triển đạt mức không khí ròng vào năm 2050 trong khi đó, mục tiêu của Ấn Độ lại là... tới năm 2070.

Thái Duy

Xem thêm

COP28

Thế giới mong đợi gì ở COP28?

Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP 28 sẽ diễn ra tại Dubai, thủ đô Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ 30/11-12/12/2023 với rất nhiều kỳ vọng cũng như những nghi ngờ...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…