Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xử lý nợ xấu

Cùng với việc tích cực triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong thời gian qua các ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, sự nỗ lực này có thể đang bị “đe dọa” bởi làn sóng dịch Covid-19 thứ 2.
Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xử lý nợ xấu

Tính đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng đến 33,6% so với cùng kỳ năm 2019, khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Như vậy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn đã làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng nguy cơ nợ xấu. Các chuyên gia cũng dự báo, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cả năm 2020 sẽ quanh mức 4%.

Mặc dù thời gian qua, các ngân hàng rất tích cực xử lý nợ xấu qua hình thức đấu giá, tài sản rao bán khá đa dạng, bao gồm bất động sản, máy móc, thiết bị sản xuất, các loại ô tô từ bình dân đến xe sang… Tuy vậy, việc rao bán nợ xấu ngày càng khó khăn, dù giảm giá mạnh nhưng lượng người mua không nhiều. Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều tài sản được ngân hàng đem ra đấu giá tới vài chục lần vẫn không thể bán được.

Theo phân tích của TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm đến nay, nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn đã và đang tăng lên, nguyên nhân chính là do đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến năng lực trả nợ của doanh nghiệp và hộ gia đình vay vốn.

Từ nay đến cuối năm, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó thì nợ xấu chắc chắn sẽ còn tăng hơn nữa.

TS. Cấn Văn Lực cho biết thêm, hiện còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Đó là thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo, phối hợp của cơ quan thi hành án, nhất là sự vào cuộc của các sở, ban, ngành địa phương chưa quyết liệt.

Đáng chú ý, nhiều khách hàng có dấu hiệu lợi dụng bối cảnh Covid-19 để trì hoãn trả nợ, giao tài sản thanh lý cho các tổ chức tín dụng khiến tiến trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm còn rất khó khăn. Do đó, thời điểm này, trong khi nợ cũ chưa giải quyết dứt điểm, tình hình nợ xấu mới có nguy cơ tăng cao lại càng đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan công an, chính quyền địa phương.

Xem thêm

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Đây là thông tin từ cuộc họp của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội, đề án 1058 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".
Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Tính đến cuối quý II/2020, trong số 23 ngân hàng đã công bố thông tin về nợ xấu nhưng chỉ có 5 ngân hàng báo nợ xấu giảm còn lại đều tăng so với đầu năm, thậm chí xuất hiện một nhà băng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 6%.

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…