CPI năm 2023 tăng 3,25%

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước…

Người dân chuẩn bị mua sắm hàng hoá cho Tết nguyên đán 2024
Người dân chuẩn bị mua sắm hàng hoá cho Tết nguyên đán 2024

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 4/2023 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 12 tăng 3,58%.

Nguyên nhân của sự giá tăng này là do một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, tăng học phí, giá điện sinh hoạt tăng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu.

Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 12/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm giáo dục, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, nhóm bưu chính viễn thông. Riêng nhóm giao thông giảm.

Như vậy, CPI bình quân quý 4/2023 tăng 3,54% so với quý 4/2022, tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

anh-man-hinh-2023-12-29-luc-094019-8254.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Về hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra sôi động góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá tích cực so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 4/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước.

Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 4/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.662,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,2% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

anh-man-hinh-2023-12-29-luc-094055-6522.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thống kê chung cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2023 ước đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 8,6% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%). Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 11,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,5%; may mặc tăng 7,1%; riêng phương tiện đi lại (trừ ô tô) giảm 1,4%.

Còn doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 14,7% so với năm trước. Doanh thu năm 2023 so với năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 33,9%; Cần Thơ tăng 28,6%; TP.HCM tăng 28,3%; Hải Phòng tăng 13,1%; Hà Nội tăng 11,2%.

Tiếp đến doanh thu du lịch lữ hành năm 2023 ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 52,5% so với năm trước do năm nay các địa phương đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch. Cuối cùng, doanh thu dịch vụ khác năm 2023 ước đạt 661,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng mức và tăng 10,4% so với năm trước.

Xem thêm

Tháng 10/2023 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước

CPI tháng 10/2023 chỉ tăng 0,08%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 10/2023 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 1,5%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước…

Nguồn: Tổng cục Thống kê

CPI tháng 9/2023 tăng 1,08%

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 9/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 2,4%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,08% so với tháng trước…

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…