Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị ngừng sử dụng máy cưa DeWALT

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm máy cưa góc chuyên dụng DeWALT mã số DWS780 305MM tại thị trường Việt Nam, đồng thời đề nghị người tiêu dùng ngừng sử dụng sản phẩm này.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Văn phòng đại diện Stanley Works Asia Pacific Pte.Ltd tại Việt Nam đã báo cáo về Chương trình thu hồi máy cưa góc chuyên dụng mang thương hiệu DeWALT DWS780 305MM. Theo đó, chương trình thu hồi hàng chục sản phẩm máy cưa góc chuyên dụng DeWALT DWS780 Type 21 305mm có ngày sản xuất mang các mã từ tháng 4/2019 - 6/2022.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị ngừng sử dụng máy cưa DeWALT ảnh 1
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị ngừng sử dụng máy cưa DeWALT

Các máy thuộc diện thu hồi do các bộ phận của cụm bảo vệ phía sau có thể bị vỡ hoặc bị tách rời ra và tiếp xúc với lưỡi cưa. Nếu sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, các mảnh vỡ, mảnh rời của cụm bảo vệ phía sau có thể bị văng ra từ lưỡi xoay. Từ đó, gây ra nguy cơ thương tích cho người vận hành hoặc người đứng gần.

Vì sự an toàn của người tiêu dùng, DeWALT đề nghị người tiêu dùng ngừng sử dụng sản phẩm, kiểm tra, đối chiếu mẫu mã sản phẩm và mã ngày sản xuất với các thông tin chi tiết của sản phẩm như nêu trên và liên hệ bộ phận Dịch vụ Khách hàng của DeWALT để được nhận gói sửa chữa miễn phí. Thời gian kiểm tra, sửa chữa dự kiến sẽ dưới 1 giờ. Việc kiểm tra, khắc phục cho những sản phẩm máy cưa góc bị ảnh hưởng là hoàn toàn miễn phí.

Máy cưa DeWALT DWS780 là dụng cụ chuyên cắt vật liệu như nhôm, gỗ trong các xưởng gia công đồ gỗ, đồ nhôm. Máy cắt Dewalt DWS780-KR có thiết kế chắc chắn và đảm bảo an toàn khi sử dụng, khả năng cắt mạnh mẽ cùng công suất máy đạt 1675W, nhanh và chính xác, giúp cho công việc của người dùng diễn ra trơn chu và nhanh hơn, tăng hiệu quả công việc.a

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.