Cục QLTT Đắk Lắk yêu cầu tiêu hủy nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas

Cục QLTT Đắk Lắk vừa có quyết định yêu cầu 2 hộ kinh doanh trên địa bàn phải tiêu hủy nhiều sản phẩm quần áo, giày dép giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Lắk thông tin, thi hành các Quyết định của Cục trưởng Cục QLTT Đắk Lắk, chiều ngày 25/10/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đội QLTT số 1 đã thực hiện giám sát việc buộc tiêu hủy đối với các sản phẩm hàng hóa là quần áo, giày dép giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Cục QLTT Đắk Lắk, hàng hóa buộc tiêu hủy là áo thun gắn nhãn hiệu Adidas, áo thun gắn nhãn hiệu Nike, giày thể thao gắn nhãn hiệu Adidas, giày thể thao gắn nhãn hiệu Nike.

Được biết, toàn bộ số hàng hóa này do Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 1 tạm giữ của hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Quá trình tiêu hủy được thực hiện dưới sự giám sát của Đội QLTT số 1 và Cục QLTT Đắk Lắk.

Song song với việc buộc tiêu hủy sản phẩm, Cục QLTT Đắk Lắk cũng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hai cơ sở về hành vi “Trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”.

Cục QLTT Đắk Lắk yêu cầu tiêu hủy nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas
Cục QLTT Đắk Lắk yêu cầu tiêu hủy nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính hành, theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000, tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật.

Trong khi đó, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Cụ thể: Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) - tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm của hai cơ sở kinh doanh chưa đến mức phải xử lý hình sự, nên Cục QLTT Đắk Lắk đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm