Với chủ đề: “Giải pháp cho chiến lược tuyển dụng nhân dự trong bối cảnh kinh tế mới”, nhiều đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự đã chia sẻ về các giải pháp cho việc tuyển dụng và cập nhật thị trường kinh tế.
Theo đánh giá của phần đông các chuyên gia, nhân sự không chỉ tìm kiếm người mới trên thị trường, mà sẽ chiến đấu để giành lấy những nhân tài hiện tại từ công ty khác, nhưng không có nghĩa là các công việc đó sẽ được tuyển dụng lâu dài vì Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai, khi là 1 phần trong chuỗi cung ứng quốc tế so với các nước trong khu vực, tương tự như Malaysia trước đây. Người Việt Nam sẽ nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng mới, các vị trí mới trên thị trường.
Đặc biệt, sự ảnh hưởng của làn sóng khởi nghiệp cũng đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho người lao động khi mà họ có thể có cả chức vụ, môi trường làm việc linh động bên cạnh các khoản lương, thưởng khác.
Theo Báo cáo Triển vọng Thị trường 2017 do JobStreet.com thực hiện, các công ty tại Việt Nam đang tiếp tục mở rộng và tuyển dụng thêm, không có công ty nào có xu hướng ngừng tuyển dụng, 1 tỷ lệ hoàn toàn khác so với các nước trong khu vực.
Ngoài ra, người lao động cũng được “huấn luyện” bởi chính các chuyên gia nhân sự khi mức lương cao hơn, chức vụ cao hơn thường được sử dụng như mồi nhử để chiêu dụ nhân tài. Đặc biệt khi Việt Nam là 1 đất nước có nhiều ứng viên chủ động nhất, người ứng viên hay sử dụng cách thức nhảy việc liên tục để nâng khoản thu nhập hiện tại đến mức thu nhập mà họ mong muốn.
Một điểm nổi bật khác chính là, chuyên viên nhân sự của công ty cũng được ví như huấn luyện viên của các trận đấu trên sân cỏ, nơi mà chỉ cần đưa ra chiến lược sai làm hoặc phân bổ nhân lực sai năng lực hoặc sai vị trí, kết quả kinh doanh chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng.
Nhưng bên cạnh những cơ hội mới về nhân lực ảnh hưởng từ chính doanh nghiệp và xu hướng thị trường, nguồn nhân lực Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử, Việt Nam sẽ phải đối mặt 3 thách thức lớn.
Về tổng thể, Cộng đồng nhân sự sẽ phải đối mặt với thách thức về việc đẩy mạnh Thương hiệu Tuyển dụng; thách thức về việc tạo Nguồn tích hợp và thách thức về việc Sàng lọc và Tuyển dụng.
Tiến trình tuyển dụng điển hình ở châu Á theo quy trình Tạo nguồn, Thu hút, Sàng lọc trước (Xem Nhanh), Sàng lọc, Phỏng vấn/Đánh giá, Lựa Chọn và Tuyển Dụng. Tiến trình này đúng với cả hai hình thái là các công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty có quy mô vừa và nhỏ (SME), mặc dù quy trình của các công ty SME có nhiều tiểu tiết và tương đối không theo quy chuẩn.
Hệ thống doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ thậm chí siêu nhỏ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải áp dụng một cách linh hoạt các quy chuẩn này dựa theo mô hình công ty, năng lực tài chính và lĩnh vực kinh doanh để phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.