Đã có đơn vị nhận thầu nhà ga sân bay Long Thành

Đã có 3 - 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thi công nhà ga sân bay Long Thành trong lần thứ 2 chào thầu quốc tế...
nhà ga sân bay Long Thành

Cuối giờ sáng ngày 12/6, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đóng hồ sơ mời thầu gói thầu thi công xây lắp nhà ga sân bay Long Thành.

Đã có 3 - 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Trong đó, có cả nhà thầu trong nước, quốc tế và nhà thầu liên danh.

Theo kế hoạch, ACV sẽ mở hồ sơ và chấm thầu trong thời gian khoảng 2 tháng, nếu có nhà thầu trúng tuyển, ACV sẽ đàm phán để ký hợp đồng.

Đây là lần thứ 2 ACV chào thầu quốc tế đối với gói thi công nhà ga sân bay Long Thành. 

Lần mời thầu đầu tiên vào nửa cuối năm 2022, sau khi gia hạn và hết thời gian mời thầu, chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ và cũng không đạt điều kiện đặt ra nên ACV phải hủy thầu. Tháng 1 vừa qua, ACV tiếp tục phát hành hồ sơ mời thầu lần 2 gói thầu thi công nhà ga sân bay Long Thành và thêm 2 lần gia hạn, kéo dài tới nay.

Gói thầu thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành trị giá hơn 35.000 tỷ đồng, do ACV làm chủ đầu tư. Đây là gói thầu lớn nhất dự án sân bay Long Thành, có tính chất quyết định tới thời gian hoàn thành đưa vào khai thác sân bay này.

Trước đó, các nhà thầu đều cho rằng tính khả thi thực hiện gói thầu này là không cao. Cụ thể, khối lượng xây dựng sân bay Nội Bài mở rộng chỉ bằng 1/3 khối lượng của sân bay Long Thành đã phải mất 36 tháng, yêu cầu sân bay Long Thành chỉ 33 tháng là hoàn toàn bất khả thi. Hơn nữa, đơn giá dự toán lại quá thấp trong bối cảnh hiện nay, nên các đơn vị không tham gia dù rất muốn. 

Để tăng tính khả thi và có nhiều nhà thầu năng lực tham gia, ACV đã được cấp thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh một số nội dung dự án. Thay đổi đáng chú ý là thời gian thi công nhà ga sân bay Long Thành được điều chỉnh tăng từ 33 tháng lên 39 tháng, thời gian hoàn thành sân bay cũng lùi từ năm 2025 sang năm 2026.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...