Đã giải ngân 55.500 tỷ đồng từ gói phục hồi kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), từ đầu năm đến nay, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân hơn 55.000 tỷ đồng.
Đã giải ngân 55.500 tỷ đồng từ gói phục hồi kinh tế

Các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.073 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 3.045 tỷ đồng cho gần 4,54 triệu lao động… Ngoài ra, hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng. Chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7.400 tỷ đồng.

Cùng với đó, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52.000 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động thực hiện chưa được như kỳ vọng do chênh lệch số liệu khi xây dựng chính sách và triển khai thực tế, thủ tục còn phức tạp và chính quyền một số địa phương triển khai chưa quyết liệt…

Sau 8 tháng, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Thời gian tới, Bộ KH&ĐT đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương cần thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023).

Xem thêm

Liên kết vùng: Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế

Liên kết vùng: Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách, kết nối hạ tầng giao thông đang được Trung ương và địa phương chú trọng đầu tư, thì sự hợp lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp đã và đang thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm tăng trưởng ấn tượng.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.