Đạm Ninh Bình lỗ luỹ kế hơn 2 nghìn tỷ đồng

Đi vào hoạt động từ năm 2012, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã báo lỗ tới 2.083 tỷ đồng trong 4 năm liền cùng hàng loạt sai phạm trong đầu tư dự án…
Đạm Ninh Bình lỗ luỹ kế hơn 2 nghìn tỷ đồng

Sau 4 năm vận hàng thử nghiệm, Đạm Ninh Bình báo lỗ hơn 2.000 tỷ đồng, phải tạm dừng hoạt động vì kém hiệu quả  

Theo kết quả thanh tra của Bộ Công Thương,  dự án Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (thuộc tập đoàn Vinachem) làm chủ đầu tư làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả và có hàng loạt sai phạm trong quá trình đầu tư, vận hành nhà máy.

Được biết, dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng mức đầu tư là 667 triệu USD, công suất thiết kế 560.000 tấn Urê/năm được xây dựng tại Khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình. Phía ngân hàng Eximbank Trung Quốc tài trợ vốn vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm kèm điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.

Tháng 9/2012, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tiếp quản, vận hành nhà máy từ nhà thầu EPC (Tổng công ty Thiết kế và Thầu khoán Hoàn Cầu, Trung Quốc), song hoạt động kém hiệu quả.  

Về kết quả kinh doanh, Đạm Ninh Bình liên tục báo lỗ từ năm 2012 -2015. Báo cáo nghiên cứu khả thi lỗ kế hoạch được đặt ra trong 3 năm đầu là 47,9 triệu USD, tương đương với 1.025 tỷ đồng. Nhưng tổng lỗ lũy kế thực tế giai đoạn 2012 – 2014 lên tới 1.719 tỷ đồng. Năm 2015, công ty tiếp tục lỗ thêm 364 tỷ đồng.

Đến nay, dự án không có hiệu quả về kinh tế, phải tạm dừng sản xuất, người lao động thực hiện nghỉ luân phiên, không đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội…

"Vinachem đã phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác dự báo còn hạn chế", Bộ Công thương chỉ rõ.

Hàng loạt các vấn đề liên quan đến đầu tư, vận hành, kỹ thuật đã có sai phạm, chưa xử lý được tồn tại khiến cho dự án chưa thể bàn giao sau 4 năm vận hàng thử nghiệm. Nhất là dự án bị chậm tiến độ tới 420 ngày, làm phát sinh chi phí lãi vay tới 527 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến công ty này bị lỗ nặng.

Hiện, hai bên vẫn chưa ký nghiệm thu bàn giao nhà máy Đạm Ninh Bình do tiếp tục đàm phán xử lý các tồn tại. Nhất là chưa thống nhất được trách nhiệm đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, dẫn tới chưa quyết toán dự án.

Hải Nam

>> Giải cứu Đạm Ninh Bình: có được không?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...