Đào tạo nguồn nhân lực ngành bán dẫn theo “chứng chỉ” để đón đầu xu thế

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên cần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, trong đó có ngành bán dẫn...

_DAT2551.JPG
Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Chủ tịch Luvina, cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước.

Ngày 31/10, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Ủy ban Hợp tác Công nghệ thông tin Việt - Nhật (VJC) phối hợp cùng Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA) tổ chức chương trình Ngày công nghệ thông tin Nhật Bản 2023 (Japan ICT Day) tại Hà Nội.

Japan ICT Day lần thứ 16 là một trong các hoạt động kỷ niệm 50 năm hợp tác quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2007 với mục đích thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN

Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Chủ tịch Luvina, nhận định: “Sự biến động mạnh về kinh tế khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước. Giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới, bên cạnh những dự án Offshore – hiện đại hóa những hệ thống cũ với công nghệ mới, doanh nghiệp 2 nước sẽ tập trung vào các dự án chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực. Các lĩnh vực hợp tác dự kiến sẽ có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ bao gồm: sản xuất công nghiệp, công nghiệp ô tô, tài chính bảo hiểm, an toàn thông tin, và công nghiệp bán dẫn.”

Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Quốc tế JISA, ông Junya Kawamoto cho rằng: “Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đang được xem là trọng tâm của chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp công nghệ thông tin Nhật Bản. 78% doanh nghiệp định hướng cung cấp thị trường; 64% doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm nguồn lực, đối tác từ khu vực Đông Nam Á. Về đầu tư nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang được gần 56% các doanh nghiệp quan tâm.”

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Các hoạt động hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, giao lưu địa phương, giao lưu nhân dân… được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực.

_DAT2543.JPG
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông

Nhật Bản giữ vị trí nằm trong top 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với hơn 4.835 dự án với tổng vốn trên 64 tỷ USD (57/63 tỉnh, thành phố). Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Về thị trường công nghệ thông tin tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác lớn thứ hai và được ưu tiên lựa chọn bởi các đối tác Nhật Bản đồng thời Việt Nam đang là quốc gia chiếm tới 70% hoạt động gia công ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều đó mở ra cơ hội hợp tác cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn.

Theo ông Tuyên, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua nhiều chính sách quan trọng như "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, tập trung chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, chuyển đổi số trong 8 lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế bao gồm y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng; nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.

Để tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực quan trọng này đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến trình Ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số và Luật Công nghiệp công nghệ số.

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN ĐỂ ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin năm 2021 là 139 tỷ USD, trong khi năm 2022 đạt 148 tỷ USD.

Từ năm 2010, với khoảng hơn 200.000 nhân lực tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Đến năm 2021, Việt Nam đã cán mốc hơn 1,1 triệu người.

Chia sẻ về thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin và kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, ông Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đến 2030 sẽ có khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

_DAT2566.JPG
Ông Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội

“Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tăng lên. Điều này cho thấy ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện có 168 trường đại học tham gia đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với quy mô tuyển sinh khoảng 75.000 sinh viên/năm. Trong đó, có gần 500 đơn vị đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mức độ dưới trình độ đại học”, ông Minh nói.

Trong những năm gần đây, các trường đại học Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng đào tạo theo xu hướng mới, bao gồm khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. “Trong năm 2023, từ khóa hoạt động nhiều nhất ở các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin là liên quan đến chế tạo “chip bán dẫn” được nhắc đến nhiều hơn cả”, ông Lê Quang Minh nhấn mạnh.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, nhưng hiện mới đáp ứng được 40 - 50%. Trong đó, riêng ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm, nhưng nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%.

Thống kê của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 5.500 kỹ sư thiết kế chip, chủ yếu tại TP.HCM (85%), Hà Nội (8%), Đà Nẵng (7%).

Để đón đầu xu thế ngành bán dẫn, một số trường đại học đã bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo về chip bán dẫn. “Ngành công nghiệp bán dẫn dường như là đang có nhu cầu đi nhanh hơn, tức là các tập đoàn về chip hàng hàng đầu thế giới đang muốn đặt nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở Việt Nam ngay lập tức”.

Theo ông Minh, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành chip bán dẫn, các cơ sở giáo dục có thể xây dựng các chương trình đào tạo văn bằng 2 cho những người đã có bằng tốt nghiệp đại học ở một số ngành liên quan… Chương trình này sẽ kéo dài khoảng 12-18 tháng, giúp sinh viên trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành bán dẫn.

Ông Lê Quang Minh cho biết thêm, Viện Công nghệ Thông tin và Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang chuyển hướng sang đào tạo những người lao động thực sự đang làm việc gần nhất với ngành bán dẫn, có nền tảng về công nghệ thông tin; điện, điện tử… “Các khóa đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực của các nhà máy bán dẫn tại Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…