Đấu giá khởi điểm băng tần mạng 5G gần 4.000 tỷ đồng

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất…

Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp là gần 4.000 tỷ đồng
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp là gần 4.000 tỷ đồng

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có thông báo số 246/TB-BTTTT ngày 25/10/2023 công khai Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz để các đơn vị, doanh nghiệp liên quan biết và triển khai thực hiện.

Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là gần 4.000 tỷ đồng. Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá là 200 tỷ đồng.

Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 2500-2600 MHz; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, tổ chức muốn tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trước đó, ngày 20/8/2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BTTTT, quy hoạch băng tần 2300-2400 MHz và băng tần 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam. Theo đó, băng tần 2500-2690 MHz được quy hoạch cho triển khai các hệ thống thông tin di động IMT theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo.

Các doanh nghiệp được cấp phép sử dụng tần số trong cùng băng tần 2500-2690 MHz có trách nhiệm phối hợp với nhau để tránh can nhiễu có hại, đồng bộ về khung dữ liệu của phương thức TDD và thực hiện theo các quy định của giấy phép sử dụng băng tần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNPT triển khai thí điểm học bạ số tại hơn 45 tỉnh, thành phố

VNPT triển khai thí điểm học bạ số tại hơn 45 tỉnh, thành phố

Phần mềm Học bạ số VNPT không chỉ đơn thuần là công cụ số hóa thông tin học tập, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Đối với các cơ quan quản lý, Học bạ số vnEdu giúp dễ dàng giám sát, quản lý và truy xuất thông tin học sinh...

Thị trường smartphone đón tin vui giai đoạn cuối năm

Thị trường smartphone đón tin vui giai đoạn cuối năm

Thị trường smartphone đang đứng trước một viễn cảnh lạc quan trong giai đoạn cuối năm, khi dự báo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường IDC cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng toàn cầu vào năm 2024…

Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận giải thưởng “Raising The Bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường

Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận giải thưởng “Raising The Bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường

Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk chú trọng công nghệ phát triển bền vững, dành cho đội hoàn thành xuất sắc các đề thi bất ngờ được truyền cảm hứng bởi Vinamilk; và đội có ý tưởng sáng tạo, giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết, nhằm khích lệ cho tinh thần cầu tiến sẵn sàng bứt phá ...

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI hoạt động trên đa nền tảng như web, app di động nên rất thuận tiện khi sử dụng. Hệ thống còn được xây dựng theo kiến trúc microservice, đảm bảo khả năng mở rộng tối đa, hoạt động an toàn và ổn định với khả năng truy cập liên tục 24/7...