Đấu thầu tại Phòng GD&ĐT Gia Lâm (Hà Nội): Không thoát khỏi tình trạng nâng khống giá

Một đặc điểm nổi bật trong hoạt động đấu thầu mua sắm các thiết bị giáo dục ở nước ta hiện nay là hiện tượng nâng khống giá. Hiện tượng này được cho là tiếp tục xảy ra tại Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, tại các gói thầu mua sắm thiết bị dạy học khối giáo dục mầm non.
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Phổ biến hiện tượng nâng khống giá

Hiện tượng nâng khống giá trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, tác động trực tiếp đến giá cả thị trường, ảnh hưởng đến túi tiền của khách hàng khi tiêu dùng. Bởi từ khâu thẩm định giá, dự thầu, phê duyệt trúng thầu hay mua bán vòng quanh qua nhiều đơn vị đều dẫn đến mục đích “thổi giá” cho phù hợp với kết quả trúng thầu, khiến giá trị sản phẩm được phê duyệt trúng thầu có giá trị cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với giá thị trường.

Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên, đơn vị đã trúng 2 gói thầu của Sở Giáo dục Điện Biên
Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên, đơn vị đã trúng 2 gói thầu của Sở Giáo dục Điện Biên

Thương Gia xin được điểm qua hiện trạng nâng khống giá đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trọng thời gian qua.

Tháng 9/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên và các công ty, đơn vị có liên quan; đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 bị can về hành vi: “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

2 gói thầu do Sở GD-ĐT Điện Biên làm chủ đầu tư, Công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên là đơn vị trúng thầu và Công ty BTCVALUE là đơn vị thẩm định giá.

Cơ quan điều tra xác định, trong hai năm 2019 - 2020, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên đã cấu kết với các thành phần liên quan thực hiện các hành vi nhằm mục đích nâng khống các thiết bị giáo dục trong 2 gói thầu với tổng dự toán là 20.111.268.000 đồng, trong đó, giá thiết bị được thẩm định giá là 19.987.018.500 đồng, công ty CP Sách và thiết bị trường học Điện Biên đã trúng 2 gói thầu với giá 19.890.665.000 đồng. Tuy nhiên, mức chênh lệch do năng khống được cơ quan điều tra tạm tính là 9.322.881.123 đồng (thiệt hại tạm tính).

Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non cho Công ty TNHH Đức Việt Hà Nội do Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký
Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non cho Công ty TNHH Đức Việt Hà Nội do Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký

Tương tự, tháng 1/2022, Công an tỉnh Bắc Giang thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can là cán bộ tại UBND huyện Việt Yên do vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang xác định, các đối tượng trong vụ án có hành vi thông đồng, chia nhỏ dự án, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu; thực hiện hành vi lập chứng từ mua bán hàng hóa lòng vòng để đẩy giá hàng hóa là thiết bị giáo dục lên từ 3-5 lần, gây thiệt hại cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Hàng hóa mua sắm trong các gói thầu chủ yếu là đồ điện tử có nguồn gốc nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.

Mới đây, Thương gia cũng đề cập đến dâu hiệu nâng khống giá khi mua sắm thiết bị giáo dục tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) xem tại đây. Tuy nhiên, sự việc chưa nhận được được sự quan tâm của cơ quan chức năng.

Hiện tượng nâng khống giá tại Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm

Trở lại với hiện tượng nâng khống giá thiết bị trong trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục huyện Gia Lâm có đề cập ở trên, để bạn đọc tiện theo dõi, Thương Gia xin dẫn ra một số dẫn chứng đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục mầm non tại đơn vị này.

Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non cho Công ty CP Vật tư thiết bị Phương Nam do Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký
Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non cho Công ty CP Vật tư thiết bị Phương Nam do Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký

Theo đó, trong năm 2020 và 2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm lần lượt tổ chức đấu thầu các gói thầu Mua sắm trang thiết bị dạy học khối mầm non.

Tại Quyết định số 165/QĐ-GD&ĐT ngày 01/10/2020, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non, mua sắm 12 sản phẩm. Đơn vị trúng thầu là Công ty CP Vật tư thiết bị Phương Nam, giá trúng thầu là 5.886.889.000 đ, giá dự toán là 5.908.420.000 đ, tiết kiệm thầu là 21,531.000 đ, tương đương 0,36%.

Tương tự, tại Quyết định số 181/QĐ-GD&ĐT ngày 09/09/2021, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường ký phê duyệt kết quả trúng thầu, gói thầu Mua sắm trang thiết bị giáo dục mầm non, mua sắm 22 sản phẩm. Đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Đức Việt Hà Nội, giá trúng thầu là 8.982.537.900 đ, giá dự toán là 9.137.452.000 đ, tiết kiệm thầu là 154.914.000.100 đ, tương đương 1,6%.

Điều đáng chú ý, việc phê duyệt giá mua sắm đối với các thết bị này đều có dấu hiệu nâng khống giá so với giá thị trường. Đặc biệt, các sản phẩm này không phải là nhóm hàng thiết bị điện tử, công nghệ nhưng giá mua sắm của năm sau rẻ hơn năm trước, tức là không bị ảnh hưởng tác động bởi quy luật “trượt giá”.

Cụ thể, đối với sản phẩm giá phơi khăn, mã sản phẩm MN561001 do Việt Nam sản xuất – năm 2020, nhà thầu Phương Nam được phê duyệt trúng thầu với đơn giá là 1.628.000/ sản phẩm. Nhưng khoảng 1 năm sau, nhà thầu Đức Viêt lại được phê duyệt trúng thầu rẻ hơn, mức 1.590.600 đ/ sản phẩm. Trong khi đó, thực hiện khảo sát giá đang chào bán trên thị trường, sản phẩm này được chào bán quanh mức 364 - 500 nghìn đồng/ sản phẩm.

Tương tự, sản phẩm tủ đựng cốc, mã sản phẩm MN561003 do Việt Nam sản xuất – năm 2020, nhà thầu Phương Nam được phê duyệt trúng thầu với đơn giá là 2.816.000/ sản phẩm. Nhưng khoảng 1 năm sau, nhà thầu Đức Viêt lại được phê duyệt trúng thầu rẻ hơn với mức giá 2.748.900 đ/ sản phẩm. Trong khi đó, thực hiện khảo sát giá đang chào bán trên thị trường, sản phẩm này được chào bán quanh mức 500 - 1.340.000 nghìn đồng/ sản phẩm.

Ở sản phẩm giá để đồ chơi và học liệu, mã sản sản phẩm MN561017, năm 2020, nhà thầu Phương Nam được phê duyệt trúng thầu với đơn giá là 3.410.000 đ/ sản phẩm. Trong khi đó, thực hiện khảo sát giá đang chào bán trên thị trường chỉ bán ở quanh mức 1.000.000 đồng/ sản phẩm.

Điều đáng nói, hiện tượng thổi giá xảy ra ở hầu hết các sản phẩm tại hai gói thầu này.

So sánh mức giá năm 2020 (đen), giá thị trường (đỏ), giá năm 2021 (xanh) ở sản phẩm giá phơi khăn (MN561001)
So sánh mức giá năm 2020 (đen), giá thị trường (đỏ), giá năm 2021 (xanh) ở sản phẩm giá phơi khăn (MN561001)

Vì sao có hiện tượng nâng khống giá?

Đi sâu tìm hiểu việc khảo sát, thẩm định giá, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được Phòng GD&ĐT huyện Gia L âm thực hiện ra sao, dẫn đến kết quả đấu thầu cũng như các dấu hiệu “thổi giá”, nâng khống giá trị nêu trên. Phóng viên Thương Gia đã đăng ký làm việc tại UBND huyện – Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, đồng thời liên lạc trực tiếp vào số máy điện thoại di động 0977311xxx được cho là do ông Hoàng Việt Cường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm sử dụng. Tuy nhiên, PV không nhận được hợp tác từ vị này.

Theo dữ liệu của Thương Gia, Công ty CP Vật tư thiết bị Phương Nam tham gia đấu thầu 7 gói thầu tại Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, trong đó trúng thầu 6 gói và trượt thầu 1 gói. Các gói thầu có giá trị từ gần 3 tỷ đến gần 8,5 tỷ đồng.
Khác với Công ty Phương Nam, tính đến thời điểm hiện tại, đây là gói thầu duy nhất mà Cty Đức Việt tham gia đấu thầu và trúng thầu tại Phòng GD&ĐT Gia Lâm.

Thổi giá trong mua sắm thiết bị giáo dục nói riêng là một thực tế rất nan giải. Góp phần giải quyết vấn đề, một số chuyên gia tài chính cho rằng: Nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng “thổi giá” là do hệ thống pháp luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ; thông tin thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ hạn chế, ít công khai và minh bạch. Việc đấu thầu/đấu giá có nhiều quy định còn thiếu hợp lý, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư còn sử dụng chứng thư thẩm định giá để xây dựng dự toán giá gói thầu, nhưng chất lượng thẩm định giá phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp, sự trung thực, độc lập, khách quan. Để bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu, Việt Nam cần cơ chế, quy định để có đơn vị độc lập hậu kiểm kết quả thẩm định giá phục vụ việc mua sắm tài sản bằng ngân sách Nhà nước…

Thương Gia sẽ tiếp tục cập nhập thông tin tới bạn đọc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…