Dầu thô WTI được giao dịch nhiều nhất tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam trong năm 2023

Theo số liệu của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dầu thô WTI là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2023, chiếm 13,63% tổng khối lượng giao dịch…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dầu thô WTI được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2023
Dầu thô WTI được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2023

Năm 2023, giá trị giao dịch hàng hoá tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đạt trung bình hơn 4.000 tỷ đồng/ngày. Trong đó, dầu thô WTI là mặt hàng có khối lượng giao dịch nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, MXV hiện đang niêm yết giao dịch 45 sản phẩm liên thông với hầu hết các sở giao dịch hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm được chia thành 4 nhóm gồm nông sản, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

Trong năm 2023, mặc dù thị trường hàng hóa ghi nhận sự biến động ở cả 4 nhóm mặt hàng, nhưng nhóm năng lượng vẫn đạt khối lượng giao dịch nhiều nhất tại MXV.

Năm nay, dầu thô WTI đã soán ngôi dầu thô WTI micro, trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trong năm 2023 khi chiếm 13,63% tổng khối lượng giao dịch.

Đứng ở vị trí thứ hai là dầu thô WTI micro với lợi thế ký quỹ thấp (chỉ bằng 1/10 so với ký quỹ của dầu thô WTI), đạt 13,61% tổng khối lượng giao dịch.

Các vị trí xếp sau thuộc về các sản phẩm chủ chốt trong cả 3 nhóm mặt hàng còn lại. Theo đó, đậu tương và khô đậu tương lần lượt xếp thứ 3 và thứ 4 với 9,5% và 7,5% tổng khối lượng giao dịch.

Cà phê Arabica đứng thứ 5 với 6,3%. Trong khi đó, với biến động rất mạnh trong năm vừa qua, hai mặt hàng trong nhóm kim loại là bạch kim và đồng micro đã vươn lên vị trí thứ 6 và thứ 7 với tỷ trọng lần lượt đạt 5,4% và 5,1%.

mxv-7642.png
Các sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại MXV trong năm 2023

Đặc biệt, kể từ tháng 6/2023, MXV đã chính thức triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa với 8 sản phẩm liên thông với thế giới bao gồm ngô (CBOT), đậu tương (CBOT), lúa mì (CBOT), cà phê Arabica (ICE US), đường 11 (ICE US), dầu thô WTI (NYMEX), dầu thô Brent (ICE EU) và khí tự nhiên (NYMEX).

Sau 6 tháng giao dịch, các hợp đồng quyền chọn đã thu hút được sự chú ý rất lớn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước. Theo Phó Tổng giám đốc MXV Nguyễn Ngọc Quỳnh, khối lượng giao dịch tăng đều từng tháng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024, khi thị trường đã trải qua giai đoạn làm quen với phương thức giao dịch mới này.

Ngoài ra, ông Quỳnh cho biết thêm, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối diện với nhiều thách thức, các kênh đầu tư truyền thống có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại thì hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong năm 2023.

Để đạt được điều đó, MXV đã liên tục tổ chức các hội thảo quốc tế, các buổi tập huấn, đào tạo quy mô lớn để giúp các thành viên cập nhật các kiến thức mới từ thị trường quốc tế. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, các thành viên của MXV cũng liên tục tổ chức các sự kiện quy mô lớn giúp lan tỏa thị trường giao dịch hàng hóa tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.

Có thể bạn quan tâm