Đẩy nhanh bán vốn Vinamilk, Sabeco, cổ phần hoá Vinataba

Tổng kết 6 tháng đầu năm 2017, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đang được đẩy nhanh tiến độ, như thoái vốn tại Vinamilk, Sabeco, Habeco…
Đẩy nhanh bán vốn Vinamilk, Sabeco, cổ phần hoá Vinataba

Habeco đang xử lý vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác với Carlsberg Breweries A/S

Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp vừa họp sơ kết công việc trong 6 tháng đầu năm 2017 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm VPCP, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 6 tháng qua cả nước đã hoàn thành cổ phần hóa 6 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong 45 DNNN cần cổ phần hóa năm 2017.

Đã công bố giá trị doanh nghiệp và đang xây dựng phương án CPH để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 14 doanh nghiệp, và đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp của 20 đơn vị.

Đáng chú ý là xây dựng phương án tại các DNNN lớn như 3 DN thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có tổng giá trị vốn chủ sở hữu gần 90.000 tỷ đồng, 1 DN thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có giá trị vốn chủ sở hữu khoảng 24.000 tỷ đồng.

Về hoạt động thoái vốn, đến hết quý 2/2017, đã bán phần vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại 22 DN với tổng giá trị theo sổ sách là 666,8 tỷ đồng, thu về 11.589,3 tỷ đồng, trong đó 6 DN thoái vốn dưới mệnh giá.

Hiện có 11/12 DN quy mô lớn cần thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được niêm yết.

Riêng trường hợp Vinamilk, SCIC đã trình Thủ tướng Chính phủ hai phương án bán tiếp phần vốn Nhà nước và đang chờ lấy ý kiến của Thường trực Chính phủ. SCIC đã thoái phần vốn tại Vinamilk trong năm 2016 với giá trị sổ sách 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng. Việc thoái vốn tại Vinamilk đã giúp cho Nhà nước thu về gấp 3,14 lần giá trị thoái vốn cùng kỳ năm trước.

Còn hai công ty bia Habeco và Sabeco, việc thoái vốn vẫn đang được triển khai. Trong đó, đang chọn đơn vị nhà thầu tư vấn thoái vốn Nhà nước tại Sabeco. Habeco đang xử lý vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác với đối tác chiến lược Carlsberg Breweries A/S.

Theo báo cáo của TP.HCM, năm 2017 dự kiến sẽ thoái vốn ở 10 công ty mẹ với giá trị sổ sách là 2.292 tỷ đồng. Qua 6 tháng, thành phố đã thoái 287 tỷ đồng giá trị vốn, thu về 1.110 tỷ đồng.

Còn TP Hà Nội tiến độ cổ phần hoá đang bị chậm do đa phần doanh nghiệp cần cổ phần hoá là các công ty công ích (26 công ty, còn lại là 13 công ty mẹ), đang xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt phương án. Trong đó, đến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành CPH Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro có giá trị vốn Nhà nước là 2.200 tỷ đồng.

Trước đó, SCIC cũng cho biết đã thực hiện các thủ tục rút vốn 1.000 tỷ đồng đầu tư tại Công ty cổ phần Gang thép Thái nguyên (TISCO) theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và Bộ Tài chính. Ngày 25/04/2017, TISCO đã thực hiện hoàn trả khoản vốn góp 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của SCIC.

Mặc dù ghi nhận kết quả khả quan của công tác CPH, thoái vốn, song Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm “cần làm chậm mà chắc, làm đến đâu tốt đến đó, đảm bảo lợi ích cao nhất của đất nước. Làm nhanh mà làm ẩu, sai phạm là rất đáng phê phán”.

Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính trong tháng 7 trình Thủ tướng ký ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 59 về chuyển DN có 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; trong tháng 8 hoàn thành sửa đổi bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước tại DN và quản lý tài sản vốn Nhà nước tại DN.

Bộ Tài chính phải công khai việc xử lý các DN sau CPH không đăng ký trên thị trường chứng khoán với con số hiện còn khoảng 578 DN chưa niêm yết.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương cũng phải đẩy nhanh tiến độ xử lý 12 nhà máy, dự án thua lỗ của ngành công thương; các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các kế hoạch thoái vốn, CPH thuộc phạm vi quản lý.

>> 6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...