Để dòng 'vốn mồi' FDI tiến sâu vào Việt Nam

Nguồn nhân lực, hạ tầng logistics và hành lang pháp lý là những "niềm đau" mà Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ nếu muốn hút thêm vốn FDI...

Để dòng 'vốn mồi' FDI tiến sâu vào Việt Nam

Nguồn nhân lực, hạ tầng logistics và hành lang pháp lý là những "niềm đau" mà Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ nếu muốn hút thêm vốn FDI...

Nhiều năm qua, FDI đã giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Để thu hút thêm dòng "vốn mồi" này, chuyên gia từ HSBC cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các rào cản đang tồn tại.

CƠ HỘI HÚT VỐN FDI

Thế giới đang xoay vần với tốc độ chóng mặt chưa từng có. Điều quan trọng là phải quan sát và nắm bắt được những xu hướng đang định hình lại các nền kinh tế trên toàn cầu cũng như ở tầm khu vực.

Những xung đột địa chính trị leo thang, mức độ bảo hộ thương mại gia tăng cùng các rủi ro biến đổi khí hậu hiển hiện trước mắt cho thấy kỷ nguyên toàn cầu hóa đã không còn thống lĩnh, thế giới đang trở nên đa cực hơn, còn châu Á vốn được hưởng lợi nhờ vị thế trung tâm thương mại toàn cầu trong vài thập kỷ qua giờ đang đối mặt với một số thách thức mới.

HSBC tin rằng các chuỗi cung ứng sẽ còn tiếp tục phát triển và dịch chuyển. Một xu thế sẽ trở nên phổ biến chính là nhiều nền kinh tế có động thái giảm rủi ro trong thương mại với Trung Quốc. Xu thế này sẽ diễn ra bất chấp thực tế gần 70 quốc gia trên toàn cầu coi Trung Quốc như nguồn nhập khẩu chính.

Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam
Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam

Chính ASEAN lại được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa thương mại này và Việt Nam nằm trong nhóm các nước được hưởng lợi nhiều nhất. Các doanh nghiệp phương Tây trong khi kiếm tìm giải pháp nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn hàng sang các thị trường châu Á khác như Việt Nam và Ấn Độ.

Khu vực này đang thu hút đầu tư FDI nhiều hơn Trung Quốc và đáng chú ý nhất là FDI vào lĩnh vực sản xuất. Bản thân Trung Quốc cũng đang xây dựng các chuỗi cung ứng tại những quốc gia láng giềng như Việt Nam, đây cũng là một xu hướng mà HSBC đang hỗ trợ mạnh mẽ.

Theo một khảo sát mới đây của AmCham (Hiệp hội thương mại Mỹ) tại Trung Quốc, 60% công ty Mỹ đang ngày càng quan ngại về những căng thẳng song phương và hơn 40% đã phản hồi rằng đang tìm cách gia tăng đầu tư nhằm củng cố sự vững vàng cho chuỗi cung ứng. Trên 50% cho biết, Đông Nam Á vẫn là điểm đến hàng đầu để chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc.

Một khảo sát của EuroCham (Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu) cũng cho thấy các công ty châu Âu đang hoạt động ở Trung Quốc sẽ còn tiếp tục xem xét chiến lược chuỗi cung ứng của họ với ASEAN, vốn được chọn là điểm đến hàng đầu cho những chiến lược chuyển dịch đầu tư này.

3 NÚT THẮT CỦA VIỆT NAM

Chiến lược của chính phủ nhằm thu hút thêm FDI vào Việt Nam nên khởi đầu bằng việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước còn lại trong ASEAN, đồng thời cũng nên đánh giá thêm các thị trường khác chẳng hạn như Ấn Độ hay Mexico.

Singapore và Malaysia đang dẫn đầu hệ sinh thái chất bán dẫn, trong đó, Singapore là trung tâm về tấm bán dẫn và thiết bị chế tạo mạch, còn Malaysia là trung tâm đóng gói và kiểm thử.

Thái Lan đã trở thành một chuỗi cung ứng ô tô và nhà cung ứng cho xe điện có chỗ đứng nhất định. Indonesia đang nhắm tới hệ sinh thái xe điện với nguồn nickel dồi dào và thị trường ô tô trong nước rộng lớn.

Việt Nam cũng đang từ từ dấn thân vào cả thị trường xe điện lẫn chất bán dẫn khi hướng đến gia tăng tập trung vào hàng hóa giá trị cộng thêm cao trong khi vẫn tiếp tục giữ vững phong độ trong thu hút các nhà sản xuất điện tử lớn gia nhập thị trường nhờ giá cả cạnh tranh, sự hỗ trợ của chính phủ ổn định và xuyên suốt, nhiều thỏa thuận FTA có hiệu lực và thái độ làm việc của người dân Việt Nam.

Bước tiếp theo cần làm chính là xác định đâu là "nút thắt" gây khó nhiều nhất trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó đặt ra kế hoạch hành động toàn diện và khả thi để tháo gỡ những "niềm đau" này. Thông qua những cuộc trao đổi với khách hàng, HSBC nhận thấy có ba điểm nổi bật.

Thứ nhất, chất lượng và khả năng tiếp cận nguồn lao động cũng như nhu cầu liên tục cải thiện năng suất trong quá trình Việt Nam vươn lên trên nấc thang chất lượng. Việt Nam vẫn đứng sau những thị trường ASEAN lớn về năng suất lao động với sản lượng mỗi giờ làm việc tương đối thấp ở mức 9,7 so với mức 10~26 của các nước ASEAN khác.

Thứ hai, chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam cũng bị tụt lại phía sau Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan với nhiều thiếu hụt trong năng lực logistics, thời gian giao hàng, khả năng truy suất… Hạ tầng logistics không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và vận tải đường bộ chiếm tới 74% tổng các phương tiện vận tải trong khi nhu cầu lại nghiêng về vận tải đường biển và cảng biển vốn đã hỗ trợ cho xuất khẩu từ Việt Nam.

Cuối cùng, thích ứng với môi trường pháp lý tiếp tục là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam.

Theo khảo sát HSBC Global Connection mới nhất, các thay đổi về luật pháp là một trong hai thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó 30% công ty tham gia khảo sát nhắc đến khó khăn trong việc thích nghi với các chính sách và quy định thay đổi nhanh chóng ở đây. Xây dựng khung pháp lý ổn định và dễ vận dụng sẽ là một bước tích cực trong thu hút thêm các bên tham gia đầu tư vào thị trường.

Nhìn chung, HSBC tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp mở ra một thế giới tràn đầy cơ hội cho Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

(*) Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam

Xem thêm

Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới...

Vốn dự án FDI mới đầu 2024 gấp 2 lần cùng kỳ

Vốn dự án FDI mới đầu 2024 gấp 2 lần cùng kỳ

Năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm thành công về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Chỉ sau 2 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký của các dự án FDI mới đã đạt gần 3,6 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.