Đề xuất chuyển 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm thành quận

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho rằng nếu chuyển 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm thành quận sẽ giảm được hàng trăm cán bộ.
Đề xuất chuyển 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm thành quận

Tại hội nghị toàn quốc tổng kết ngành Nội vụ sáng nay, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng kiến nghị TƯ bổ sung cơ chế được áp dụng ngay bộ máy như mô hình quận (không làm tăng đơn vị hành chính) đối với 4 huyện ngoại thành: Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Theo ông Sáng, việc này giúp Hà Nội sớm áp dụng quản lý theo đô thị như xây dựng, quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị tốt hơn thay vì để các huyện tự phát thực hiện cho đến khi đủ tiêu chí theo quy định.

"Nếu 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm sớm thành quận, định hướng quản lý theo mô hình chính quyền đô thị sẽ giảm được 164 cán bộ chuyên trách, hơn 2.000 đại biểu HĐND cấp xã", Giám đốc Sở Nội vụ nói.

Ông Sáng cũng đề nghị phân cấp cho Hà Nội được quyết định điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố; quyết định vị trí việc làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. 

"Đề nghị phân cấp cho Hà Nội được quyết định cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tương tự như TP HCM đã được Quốc hội thông qua", ông Sáng nói.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đánh giá, việc quản lý, giao biên chế hành chính hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn của các đô thị đang phát triển rất nhanh như Hà Nội và TP HCM, với khối lượng công việc lớn, tính chất phức tạp.

Hà Nội có gần 8 triệu dân, đứng thứ hai cả nước và mỗi năm có thêm 700.000 người nhập cư, số lượng giao dịch hành chính lớn với trung bình hơn 4 triệu hồ sơ hành chính mỗi năm.

Mặc dù có cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, việc liên tục giảm biên chế hành chính gây khó khăn trong cân đối, bố trí biên chế đúng vị trí việc làm, công chức chịu sức ép lớn về khối lượng công việc được giao. 

"Chúng tôi kiến nghị Trung ương nghiên cứu việc cắt giảm biên chế hành chính cơ học hàng năm, hoặc có cơ chế cho địa phương dùng nguồn thu tăng thêm để sử dụng công chức hợp đồng có thời hạn đối với một số vị trí, nhằm đáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động công vụ", ông Sáng nói.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...