Dệt may TNG báo lãi kỷ lục trong năm 2021, vượt 33% kế hoạch lợi nhuận

Riêng trong quỹ IV/2021, lợi nhuận sau thuế của Dệt may TNG đạt 63,5 tỷ đồng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế cả năm, doanh thu đạt gần 5.444 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 233 tỷ đồng; lần lượt tăng 22% và 52% so với thực hiện năm 2020.
Dệt may TNG báo lãi kỷ lục trong năm 2021, vượt 33% kế hoạch lợi nhuận

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Dệt may TNG, mã chứng khoán TNG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2021.

Tính riêng quý 4 doanh thu thuần đạt hơn 1.363 tỷ đồng, tăng 42,8% so với quý 4/2020. Trong khi đó tỷ lệ tăng chi phí vốn thấp hơn, chỉ 41,1% dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 213 tỷ đồng, tăng 535 so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 14,6% lên 15,6% trong quý 4 vừa qua.

Trong quý doanh thu tài chính đạt hơn 19 tỷ đồng, tăng gần 11 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí tài chính lại tăng 13,4 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên gần 51 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm được 7 tỷ đồng, xuống gần 20 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh hơn 24 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 79 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2021 TNG ghi nhận dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 340 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên 1.622 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn giảm được 113 tỷ đồng, xuống còn 457 tỷ đồng.

Kết quả, quý 4 TNG lãi sau thuế đạt 63,5 tỷ đồng, tăng 175% so với số lãi hơn 23 tỷ đồng đạt được trong quý 4/2020.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu TNG đạt 5.444 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2020. Nhờ tiết giảm chi phí, nên lợi nhuận sau thuế cả năm đạt gần 233 tỷ đồng, tăng 51,6% so với số lãi gần 154 tỷ đồng đạt được năm 2020. Đây cũng là kết quả kinh doanh cao nhất từ khi hoạt động đến nay.

Doanh nghiệp lý giải lợi nhuận tăng nhờ định hướng tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm). Cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam; doanh nghiệp xác định rõ dòng hàng mục tiêu là các sản phẩm kỹ thuật, cao cấp. Đồng thời, đơn vị áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất lao động bằng việc sử dụng máy móc tự động, ứng dụng công nghệ 4.0 kiểm soát tình hình sản xuất của các nhà máy… 

Tại thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp còn 13 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm 90% so với đầu năm. Khoản phải thu tăng 61% lên 726 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 13% đạt 1.159 tỷ đồng.

Trong năm doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn thêm 339 tỷ đồng lên 1.621 tỷ đồng, ngược lại vay dài hạn giảm 114 tỷ đồng lên 457 tỷ đồng.

Xem thêm

Agribank báo lãi năm 2021 vượt 14.000 tỷ đồng

Agribank báo lãi năm 2021 vượt 14.000 tỷ đồng

Lợi nhuận năm 2021 của Agribank đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng khoảng 1.000 tỷ so với năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 13.200 tỷ, riêng lẻ là hơn 12.900 tỷ.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...