Lọc hoá dầu Bình Sơn báo lãi ròng kỷ lục hơn 6.000 tỷ đồng trong năm 2021

Doanh thu của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn năm 2021 ước đạt 100.694 tỷ đồng, tăng gần 74% so với năm 2020. Lợi nhuận ròng đã vượt 6.000 tỷ đồng, tính riêng quý IV tăng trưởng 60% so với cùng kỳ năm 2020.
Lọc hoá dầu Bình Sơn báo lãi ròng kỷ lục hơn 6.000 tỷ đồng trong năm 2021

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) cho biết 17h50 ngày 30/12/2021, đồng hồ sản lượng xăng dầu các loại của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã về đích mốc kế hoạch năm 2021, đạt 6.497.587 tấn, vượt kế hoạch một ngày.

Doanh thu của BSR năm 2021 ước đạt 100.694 tỷ đồng, tăng gần 74% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 6.026 tỷ đồng - cao nhất kể từ sau cổ phần hóa trong khi năm 2020 lỗ ròng gần 2.819 tỷ đồng.

Tính riêng quý IV, doanh thu của BSR đạt 34.102 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng quý IV của BSR đạt 2.005 tỷ đồng, tăng 60%.

Doanh nghiệp cũng cho biết giá trị lợi nhuận sau thuế/tấn sản phẩm xuất bán (quy về cùng mặt bằng ưu đãi thuế nhập khẩu của năm 2017) cao nhất từ khi đưa nhà máy vào hoạt động.

Năm 2021, BSR lên kế hoạch tổng doanh thu 70.898 tỷ đồng, 870 tỷ đồng lãi sau thuế với giả định giá dầu bình quân chỉ 45 USD/thùng. Theo đó, Công ty đã vượt 42% chỉ tiêu doanh thu của năm và gấp tới 7 lần chỉ tiêu lợi nhuận.

Trước đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, BSR đạt 66.588 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 3.998 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 4.095 tỷ đồng. Như vậy, tạm tính riêng trong quý 4/2021, doanh thu và LNST của BSR lần lượt đạt 34.106 tỷ đồng và 2.028 tỷ đồng.

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh/thành phố áp dụng giãn cách xã hội đã làm cho nhu cầu tiêu thụ tiêu thụ xăng dầu của nhà máy giảm mạnh. Trong quý III, nhà máy lọc dầu Dung Quất buộc phải giảm công suất về ngưỡng tối thiểu để vận hành nhằm tránh tồn kho tăng cao. Điều này khiến cho sản lượng sản xuất của nhà máy trong quý III không đạt kế hoạch. 

Đầu quý IV, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, cùng với Nghị quyết số 128 của Chính phủ thích ứng với COVID-19 trong tình hình mới, sức tiêu thụ của thị trường tăng lên đáng kể.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, BSR đã tăng công suất nhà máy, có thời điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ở công suất 108% - ngang bằng công suất trước khi các đợt dịch xảy ra. 

Kết phiên 4/1, cổ phiếu BSR tăng 3,5% lên 23.900 đồng/cp, với thanh khoản gần 15,4 triệu đơn vị. Giá trị vốn hoá đạt gần 71.622 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...