Dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 1,47%

Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường đã kích thích nhu cầu tín dụng của nền kinh tế...
Dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 1,47%

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo về tình hình kinh tế xã hội quý 1/2021. Trong đó, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến hết ngày 19/3/2021 đã tăng 1,47%.

Như vậy, tín dụng của nền kinh tế đang tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm trước (0,68%). Theo đại diện Tổng cục Thống kê, yếu tố dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường là yếu tố chủ yếu để có được mức tăng trưởng trên.

Bên cạnh đó, cũng trong khoảng thời gian trên, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,49% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm trước tăng 1,55%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,54% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,51%).

Hiện nay, mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so với cuối năm 2020. Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,1%-3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,0%-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6%-6,8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,5%/năm.

Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt bám sát diễn biến thị trường ngoại tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối khá ổn định, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô. Thanh khoản đồng Việt Nam của toàn hệ thống tín dụng ở trạng thái dồi dào, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Xem thêm

Kênh tín dụng sắp “nóng” trở lại?

Kênh tín dụng sắp “nóng” trở lại?

Theo nhận định của Công ty chứng khoán SSI, Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 với các điều kiện phát hành trái phiếu bị siết chặt hơn, các doanh nghiệp sẽ quay trở lại với kênh tín dụng khi cần vốn.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...