Điện Gia Lai muốn chuyển sàn niêm yết sang HoSE

Điện Gia Lai lấy ý kiến cổ đông thông qua chủ trương chuyển sàn giao dịch cổ phiếu GEG từ UPCoM sang niêm yết tại HoSE và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.
Điện Gia Lai muốn chuyển sàn niêm yết sang HoSE

Ngày 27/12 tới,  CTCP Điện Gia Lai (mã: GEG) sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Thời gian dự kiến từ 1/1/2019 đến 21/1/2019.

Nội dung được công bố là để thông qua chủ trương chuyển sàn giao dịch cổ phiếu GEG từ UPCoM sang niêm yết tại HoSE và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.

Mới đây, Điện Gia Lai đã thực hiện phát hành thêm hơn 97 triệu cổ phiếu, tương đương 100% vốn điều lệ cho 655 cổ đông hiện hữu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Tổng số tiền thu về từ đợt chào bán là 971 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của Điện Gia Lai đã tăng lên gấp đôi đạt 1.941 tỷ đồng.

"Về cơ cấu cổ đông, Điện Gia Lai đang có 5 cổ đông lớn bao gồm: CTCP Đầu tư Thành Thành Công (23,03%), CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (22,87%); AVH Pte.Lld (trụ sở tại Singapore, sở hữu 19,95%), International Finance Corporation (trụ sở tại Mỹ, sở hữu 14,68%); bà Đặng Huỳnh Ức My (5,08%).

Tính tới piên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu GEG đang giao dịch tại mức giá 15.300 đồng/cp, với khối lượng giao dịch đạt 308.300 đơn vị. Tính trung bình 10 phiên gần đây, thanh khoản của GEG đạt 265.345 đơn vị/phiên.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2018 đạt 362 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 369 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 134 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ nhưng cũng vượt đến 4% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết quý III/2018 còn 120 tỷ đồng. Ngoài ra Điện Gia Lai còn có 53 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và hơn 28 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Tính tới ngày 30/9/2018, tổng tài sản của Điện Gia Lai đạt 3.241 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả 940 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 180 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 553 tỷ đồng.

 >> Viglacera sẽ chuyển sàn sang HoSE

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...