Điện Gia Lai muốn huy động 425 tỷ đồng để góp vốn đầu tư dự án điện gió tại Tiền Giang

CTCP Điện Gia Lai muốn huy động tối đa 425 tỷ đồng để đầu tư dự án nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1. Đây là nhà máy có công suất 100 MW, tổng mức đầu tư không bao gồm VAT 4.465 tỷ đồng.
Điện Gia Lai muốn huy động 425 tỷ đồng để góp vốn đầu tư dự án điện gió tại Tiền Giang

CTCP Điện Gia Lai (Mã: GEG) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án phát hành hơn 30,37 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành là 1.000:94 (tức cứ sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được mua 94 cổ phiếu mới).

Giá phát hành dự kiến là 14.000 đồng/cp, thấp hơn 37% thị giá hiện tại của cổ phiếu GEG chốt phiên 5/8 là 22.400 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến trong 2022, sau khi được Ủy ban chứng khoán chấp thuận. Nếu hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của GEG sẽ tăng từ 3.219 tỷ đồng lên 3.523 tỷ đồng.

Theo Điện Gia Lai, số tiền tối đa thu được từ đợt huy động vốn là 425 tỷ đồng sẽ dùng để góp vốn vào CTCP Năng lượng Điện Gió Tiền Giang nhằm triển khai đầu tư dự án Nhà máy điện Tân Phú Đông 1. Thời gian góp vốn dự kiến trong quý IV tới.

Điện Gia Lai cho biết, nếu số vốn huy động từ đợt phát hành nói trên không thành công, công ty sẽ dùng vốn khác hoặc vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn hợp lệ khác để bù đắp. Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng nợ đi vay của Điện Gia Lai là 7.200 tỷ đồng, phần lớn là nợ vay dài hạn từ ngân hàng, chiếm 57% tổng nguồn vốn. 

Theo giới thiệu, CTCP Năng lượng Điện Gió Tiền Giang có vốn điều lệ hơn 957 tỷ đồng, là công ty con của Điện Gia Lai được thành lập năm 2018 với tỷ lệ nắm giữ là 57,98%. Công ty con này đang làm dự án Nhà máy điện Tân Phú Đông 1 - là điện gió ngoài khơi với công suất lắp đặt 100 MW tại huyện Tân Phú Đông, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và thị xã Gò Công của tỉnh Tiền Giang.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 4.464 tỷ đồng. Vào tháng 3/2022, dự án đã được khởi công xây dựng.

Về hoạt động kinh doanh, Điện Gia Lai báo cáo doanh thu quý II tăng 58% so với cùng kỳ năm trước lên 506 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 60% về 44% cùng chi phí tài chính tăng mạnh từ 89 tỷ lên 145 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 54% xuống 29,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại khiến giá vốn tăng và bắt đầu ghi nhận chi phí lãi vay.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 72% lên 1.076 tỷ đồng, lãi ròng tăng 34% lên 172 tỷ đồng.

Cổ phiếu GEG tại phiên 8/8 đang giao dịch ở mức giá 22.950 đồng/cp, giảm 14% trong vòng tháng rưỡi nhưng tăng 27% tính từ giữa tháng 5.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...