Điện lực TKV muốn nâng sở hữu tại Nhiệt điện Cẩm Phả lên 100%

Tổng công ty Điện lực TKV (mã: DTK) đã gửi đề nghị chào mua công khai cổ phần CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (mã: NCP) với khối lượng dự kiến 21,26 triệu cổ phiếu, tương đương 10,79% vốn công ty.
Điện lực TKV muốn nâng sở hữu tại Nhiệt điện Cẩm Phả lên 100%

Giá chào mua là 6.630 đồng/cp, mức giá này được đưa ra dựa trên thống kê giá cổ phiếu NCP bình quân trong 60 phiên giao dịch liên tiếp trước thời điểm gửi lời chào mua công khai, từ 14/6 đến 6/9/2019 là 6.625 đồng/cp.

Đáng chú ý, giá chào mua có thể được thay đổi theo quyết định của Điện lực TKV tại thời điểm thực hiện chào mua công khai nhưng không vượt quá 10.000 đồng/cp. Như vậy, số tiền mà Điện lực TKV dự kiến chi ra là từ 141 tỷ đến 213 tỷ đồng.

Mục đích chào mua là tăng tỷ lệ sở hữu của Điện lực TKV nhưng không làm thay đổi hoạt động của Nhiệt điện Cẩm Phả. Sau chào mua, Nhiệt điện Cẩm Phả vẫn tiếp tục hoạt động bình thường như kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, cũng như không có thay đổi về mục tiêu và chính sách với người lao động.

Thời điểm chào mua và thời hạn dự kiến hoàn tất đợt chào mua được kéo dài 30 đến 60 ngày kể từ khi UBCKNN chấp thuận việc chào mua.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NCP đang trong diễn biến tăng giá mạnh ghi nhận mức tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 7/2019 tới nay. Hiện, NCP đang giao dịch quanh mức 9.200 đồng/cp, cao hơn gấp 3 lần so với đầu năm và gần 39% so với giá chào mua công khai của Điện lực TKV.

Nếu mua hết số cổ phần đăng ký chào mua công khai, Điện lực TKV sẽ sở hữu đủ 100% vốn điều lệ của Nhiệt điện Cẩm Phả.

Hiện tại Điện lực TKV đang là công ty mẹ sở hữu 89,21% vốn điều lệ của Nhiệt điện Cẩm Phả. Số còn lại chủ yếu nằm tại các công ty cùng ngành như Than Cọc Sáu (2,21%), Than Tây Nam Đá Mài, Than Đèo Nai, Than Cao Sơn, Than Mông Dương (đều sở hữu 1,11%). Còn lại là sở hữu của các tổ chức và cá nhân khác.

Về kết quả kinh doanh, sau 5 quý thua lỗ triền miên, Nhiệt điện Cẩm Phả đã bắt đầu có lãi trong 2 quý đầu năm 2019. Tính 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 2.207 tỷ đồng, tăng 38% và lợi nhuận sau thuế 35,3 tỷ đồng (cùng kỳ thua lỗ 201 tỷ). Với kết quả đó, công ty đã vượt gấp nhiều lần kế hoạch năm với chỉ 2,4 tỷ đồng.

Nhiệt điện Cẩm Phả chỉ chính thức phát điện thương mại từ cuối 2010 với nhà máy Cẩm Phả 1 và phát điện với nhà máy Cẩm Phả 2 từ 2015. Do đi vào hoạt động chưa lâu, công ty có khoản lỗ lũy kế khá lớn trên 1.000 tỷ đồng.

 >> Vì sao Vinamilk muốn mua cổ phần GTNfoods?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...