Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán lên lưới điện quốc gia tối đa 20% công suất: Điểm mặt các cổ phiếu hưởng lợi

Vietcap cho rằng, chính sách mới có tác động tích cực đến một số cổ phiếu như PC1 và BCG trong trung hạn, và có tác động tích cực nhẹ đối với các cổ phiếu khu công nghiệp như IDC và SIP....

Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán lên lưới điện quốc gia tối đa 20% công suất: Điểm mặt các cổ phiếu hưởng lợi

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP, quy định các cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/10/2024.

Nghị định có phạm vi áp dụng mở rộng lắp đặt điện mặt trời cho tất cả các đối tượng là nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong các trường hợp: Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia; Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia; Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.

Ngược lại, các hệ thống công suất từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào lưới quốc gia phải thực hiện thủ tục quy hoạch điện lực và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành.

Cũng theo Nghị định, điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW nếu không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế.

Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố, nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái công trình xây dựng là công sở hoặc công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.

Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.

Đánh giá về tác động của chính sách này, Công ty Chứng khoán Vietcap cho rằng, chính sách mới sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt điện đối với Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2030.

Bên cạnh đó, điều này sẽ có tác động tích cực đến một số cổ phiếu như PC1 và BCG trong trung hạn. Cụ thể, đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (mã chứng khoán: PC1), hiện tại công ty sở hữu 30 MW điện mặt trời mái nhà tại Khu công nghiệp Nomura 1 (giai đoạn 1) và dự kiến phát triển thêm lần lượt 30 MW - 50 MW - 50 MW tại Khu công nghiệp Nomura 1 (giai đoạn 2), Nomura 2 và Khu công nghiệp của công ty liên kết - Western Pacific trong vòng 3 - 5 năm tới.

22222222222222-17155695609162047234213-8936-5927.jpg
PC1 dự kiến phát triển điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp trong vòng 3 - 5 năm tới (Ảnh minh hoạ)

Về Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán: BCG), công ty cho biết đã phát triển 30 MW trong năm 2024 cho một số khách hàng, bao gồm MWG (Thế giới Di Động), và dự kiến sẽ phát triển thêm khoảng 50 MW mỗi năm trong các năm tiếp theo với nghị định mới.

Đối với Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE), công ty vẫn đang chờ chính sách áp dụng cho các dự án quy mô lớn (từ 1.000 kW trở lên). Do đó, ở thời điểm hiện tại, Vietcap có khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1 và khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu REE.

Ngoài ra, Vietcap cũng nhận thấy chính sách này có tác động tích cực nhẹ đối với các cổ phiếu khu công nghiệp nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư mới vào điện mặt trời mái nhà để phục vụ cho khách hàng trong các khu công nghiệp.

Hiện tại, một số công ty đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng danh mục điện mặt trời, như Tổng Công ty IDICO - CTCP (mã chứng khoán: IDC) đã đầu tư khoảng 25 MW và đặt mục tiêu sẽ tăng lên 100 MW vào năm 2026, trong khi Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán: SIP) đã đầu tư 50 MW và đang tìm cách bổ sung thêm 10 - 20 MW.

Xem thêm

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Doanh nghiệp tự cứu mình bằng điện mặt trời mái nhà

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, đến năm 2021, thành phố đã lắp đặt được 2.102 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất 33,82MWp. Sản lượng điện mặt trời mái nhà tăng qua các năm, đến hết năm 2021 đạt gần 19 triệu kWh.

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, giá dầu bật tăng 2%

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, giá dầu bật tăng 2%

Phố Wall khép lại phiên giao dịch thứ Ba với rất ít thay đổi. Các nhà đầu tư hiện đang dõi theo diễn biến của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và chờ đợi các báo cáo kết quả lợi nhuận mới để đánh giá sức khoẻ của các doanh nghiệp Mỹ…

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Tháng 9/2024 là tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2021 không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh mới nào.
Nhờ đó, tổng giá trị trái phiếu chậm trả phát sinh mới trong quý 3/2024 là 1,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của bốn quý gần nhất là 14,9 nghìn tỷ đồng...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ