Điều tra viên quốc tế công bố bằng chứng tên lửa Buk bắn hạ MH17

Ngày 28/9, hãng tin Reuters đưa tin các nhà điều tra quốc tế đã tuyên bố rằng máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi năm 2014 là do trúng tên lửa Buk được bắn đi từ miền Đông Ukrain
Điều tra viên quốc tế công bố bằng chứng tên lửa Buk bắn hạ MH17

Ngày 28/9, hãng tin Reuters đưa tin các nhà điều tra quốc tế đã tuyên bố rằng máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi năm 2014 là do trúng tên lửa Buk được bắn đi từ miền Đông Ukraine.Theo nguồn tin trên, tên lửa Buk đã bị bắn từ làng Pervomaysk do lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine kiểm soát. Hệ thống tên lửa này được cho là do Nga cung cấp.Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời nhóm điều tra của Hà Lan cho biết máy bay MH17 đã bị bắn hạ cách đây 2 năm ở miền Đông Ukraine là do một tên lửa Buk thuộc loại 9M83 được chuyển từ Nga.Theo RT, nhóm điều tra quốc tế JIT gồm các điều tra viên và chuyên gia từ Hà Lan, Bỉ, Australia, Malaysia và Ukraine, được giao nhiệm vụ truy tìm thủ phạm đứng sau vụ bắn hạ chiếc máy bay trên.JIT cho biết, những nguyên nhân như sự cố kỹ thuật, hay tấn công từ bên trong chiếc máy bay, chẳng hạn như khủng bố, là có thể bị loại trừ.JIT cũng cho hay, không có chiếc máy bay thứ hai xuất hiện trong vụ bắn hạ MH17, căn cứ vào dữ liệu radar được phía Nga cung cấp.JIT cũng công bố một đoạn ghi âm nhằm chứng minh rằng lực lượng ly khai đã yêu cầu được cung cấp một hệ thống Buk và sau đó đã được đáp ứng.Các điều tra viên nói rằng hệ thống này được đem từ Nga rồi được đưa trở lại nơi nó xuất phát sau vụ việc trên.Phản ứng trước những thông tin trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng dữ liệu radar của quân đội Nga cho thấy máy bay MH17 chắc chắn không bị bắn hạ bởi tên lửa phóng từ vùng lãnh thổ do lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine hồi năm 2014. Ông nói: "Dữ liệu rất rõ ràng rằng... không có tên lửa nào. Nếu có, nó có thể đã được phóng đi từ một nơi khác".Ngày 17/7/2014, chuyến bay MH17 đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi ở miền Đông Ukraine, khu vực đang ở trong tình trạng xung đột vũ trang. Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông đứng sau vụ việc này. Tuy nhiên, các tay súng ở miền Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn nhầm chiếc MH17.Tháng 10/2015, Ủy ban An ninh Hà Lan công bố báo cáo điều tra cuối cùng về vụ rơi máy bay MH17, trong đó xác định máy bay đã bị trúng một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất.Phía Hà Lan không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine đã bắn rơi máy bay này, nhưng khẳng định quả tên lửa được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine, vốn do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.Điều này ngược với kết luận từ phía hãng Almaz-Antey của Nga sản xuất tổ hợp tên lửa Buk.Hãng này nói rằng máy bay đã bị bắn hạ bằng tên lửa phóng đi từ vùng lãnh dưới quyền kiểm soát của quân đội Ukraine, đồng thời khẳng định nếu tên lửa được bắn đi từ làng Snezhnoye như kết luận của Hà Lan, nó sẽ không thể trúng mạn trái của máy bay./.

Nguồn: Vientam+

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân cuối cùng trong năm 2024, TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA nhiều lần nhấn mạnh những tác động tích cực của hai “cuộc cách mạng” hứa hẹn tạo bước đột phá đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp…

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...