DNNVV đang "khát" hỗ trợ từ gới 350.000 tỷ đồng?

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô gói hỗ trợ lên đến 350.000 tỷ đồng hướng tới những đối tượng có khả năng tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, cần hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để tăng sức mạnh cho nền kinh tế.
DNNVV đang "khát" hỗ trợ từ gới 350.000 tỷ đồng?

Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô gói hỗ trợ lên đến 350.000 tỷ đồng. Chính sách này tác động rất lớn đến kinh tế, chính trị và an sinh xã hội.

Tác động lan tỏa

Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận, việc thực thi các chính sách tài khoá, tiền tệ sẽ đảm bảo cho chương trình phục hồi thực hiện có hiệu quả. Đây chính là yếu tố mang tính chất quyết định để thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế đất nước trong năm 2022 và thời gian tiếp theo ở một tốc độ cao hơn so với bình thường.

Về điểm tích cực trong chính sách này, theo ông Lâm, đó là thông qua các chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; thúc đẩy đầu tư và một số các chính sách
về hỗ trợ tài khóa, tiền tệ.

Các chính sách đều hướng tới những đối tượng có khả năng tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế. Đơn cử như chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, đã tác động vào sức cầu của nền kinh tế. Từ cầu này sẽ thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực sản xuất.

Đồng thời, về chính sách đầu tư, ở đây đầu tư rất nhiều các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực mà dùng nhiều nguồn lực nhất là đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Đây là lĩnh vực sẽ tác động lan tỏa đến tất cả các yếu tố cung cấp vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực.

Cùng quan điểm, ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam đánh giá, chương trình phục hồi kinh tế sẽ tác động tích cực đối với sự tăng trưởng GDP.

Đồng thời, ông Nam đánh giá cao gói hỗ trợ hơn 100.000 tỷ đồng trong chương trình. Bởi đây là gói hỗ trợ chiều sâu, bằng ngân sách cho những công trình trọng điểm có khả năng thu hút sản xuất nội địa hay hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, như vậy sẽ tạo nên hiệu ứng liên kết mạnh giữa các ngành.

“Nó tạo sự hỗ trợ, thúc đẩy, giúp cho các khu vực doanh nghiệp tư nhân, DNNVV có công việc mới, tạo nên doanh thu mới, giải phóng sức sản xuất, từ đó tạo ra sự lan tỏa cũng như tạo nguồn thu nhập mới”, ông Nam nhấn mạnh.

Hỗ trợ cho DNNVV

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Lâm, thực hiện Chương trình này cũng gặp nhiều thách thức. Đầu tiên, đó chính là thách thức về đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. 

Cụ thể như vấn đề nợ công, nợ Chính phủ, đặc biệt yếu tố lạm phát, nợ công của Việt Nam mặc dù được đánh giá là trong tỷ lệ dưới trần. Tuy nhiên, năm 2021 chúng ta đã điều chỉnh quy mô GDP, cho nên nếu so với GDP của những năm trước thì tỉ lệ này cũng không phải là thấp.

Thách thức thứ hai, đó là nợ xấu ngân hàng. Bởi khi triển khai nếu làm không tốt thì cũng sẽ có nguy cơ phát sinh nợ xấu, các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu của nền kinh tế.

Theo đánh giá của một số các cơ quan chuyên môn, thực tế, nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay được đánh giá cao hơn so với các chỉ số đã thông báo. Như vậy, trong quá trình triển khai nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì nó cũng là một trong những vấn đề gia tăng nợ xấu, tăng nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế.

Về những điểm nghẽn của khối DNNVV, ông Tô Hoài Nam cho hay, hiện Chính phủ hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2021, khối FDI xuất khẩu chiếm 75% và khối DNNVV có 25%. Đây là quá trình tăng trưởng của thị trường đang phát triển, tuy nhiên cần nhanh chóng cấu trúc DNNVV vì đây mới là tăng sức mạnh cho nền kinh tế.

Ông Nam đánh giá, muốn tăng trưởng DNNVV thì Chính phủ cần khuyến khích tăng trưởng cả 2 thị trường công ty sản xuất và công ty thương mại. Hiện nay, chính sách của Chính phủ vẫn đang khuyến khích chung và chủ yếu hỗ trợ cho khối sản xuất. Đây là những doanh nghiệp chỉ đơn thuần sản xuất và nghề bán hàng họ còn yếu. Do đó, theo ông Nam, Chính phủ nên hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp thương mại, họ sẽ mua hàng của các doanh nghiệp sản xuất.

Hiện nay Việt Nam đang bỏ ngỏ doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… sang VN lập công ty thương mại để mua hàng xuất khẩu sang các nước khác.

“Vô hình chung, chúng ta bị mất một lượng lợi nhuận có khi còn nhiều hơn sản xuất. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần hỗ trợ cho các công ty thương mại”, ông Nam nói.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp này, các bộ ngành cần hỗ trợ doanh nghiệp làm thương mại dễ dàng thanh toán quốc tế như cho họ tín chấp, có thể chuyển nhượng dễ dàng, tư vấn thanh toán quốc tế tốt hơn, cho hoàn thuế VAT.

Do đó, khi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ông Nam rất mong khối doanh nghiệp thương mại được hỗ trợ và thắng ngay trên sân nhà.

Các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… sang Việt Nam lập công ty thương mại để mua hàng xuất khẩu sang các nước khác. Bỏ ngỏ thị trường thương mại, chúng ta bị mất một lượng lợi nhuận có khi còn nhiều hơn sản xuất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...