Đoàn liên ngành kiểm tra trạm BOT Ninh Lộc

Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện việc kiểm tra trạm thu phí Km1425+200 QL1, đoạn qua thị xã Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa từ 20-27/3.
Đoàn liên ngành kiểm tra trạm BOT Ninh Lộc

Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa khẳng định là nhà đầu tư này sẽ tạo điều kiện hết sức để đoàn kiểm tra và báo chí, người dân thực hiện tốt nhất vai trò kiểm tra, giám sát để tiếp cận số liệu, thông tin và có nhận định chính xác về hoạt động thu phí tại Dự án mở rộng QL1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và Km1405 - Km1425+500 tỉnh Khánh Hòa.

Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Nhà đầu tư (Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả - Khánh Hoà) về việc kiểm tra làm rõ các thông tin lên quan đến Trạm thu phí Ninh Lộc tại văn bản số 35/2019/DC.BOT gửi Bộ GTVT và Tổng cục đường Bộ Việt Nam (TCĐB Việt Nam);

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản thông báo số 1518/TCĐBVN-PCTT ngày 15/3/2019  kèm theo Quyết định số 589/QĐ-TCĐBVN ngày 15-3/209 về việc Thành lập Đoàn kiểm tra của Tổng cục đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện việc kiểm tra trạm thu phí Km1425+200 QL1, đoạn qua thị xã Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa do Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả - Khánh Hoà làm chủ đầu tư. Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện Cục an ninh kinh tế - Bộ Công an; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa; Chính quyền địa phương và đại diện Chủ đầu tư.

Việc Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả - Khánh Hòa có yêu cầu trên là nhằm giúp minh bạch thông tin về hoạt động thu phí tại trạm Ninh Lộc, qua đó giúp người dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trực tiếp để xác định các số liệu về lưu lượng xe mà cơ quan chức năng công bố trước đó có chính xác, khách quan hay không.

>> Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát chặt hoạt động thu phí BOT trên cả nước

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.