Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu "hiến" giải pháp bảo vệ người tiêu dùng

Vì cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang gặp rất nhiều khó khăn do vướng những quy định chưa hợp lý, khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị thiệt hại rất nhiều...

Sau khi dự thảo sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu (mới nhất) được ban hành, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất vui vì những quy định như doanh nghiệp đầu mối được tự tính giá; doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn được quy định rõ trong dự thảo.

Theo lập luận của nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, quy định như vậy sẽ đảm bảo chi phí được tính đúng, tính đủ vào giá vốn nhằm ổn định nguồn cung của thị trường, đồng thời đảm bảo chuỗi cung ứng tránh bị đứt gẫy như thời gian vừa qua, tăng tính cạnh tranh của thị trường, nguồn cung hàng hóa theo quy luật cung cầu sẽ đảm bảo hơn.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu “lo” người tiêu dùng bị thiệt

Tuy nhiên, một vấn đề được bàn rất nhiều trong thời gian vừa qua là chi phí định mức của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hay có thể gọi là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá mua của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chưa có gì đảm bảo chi phí cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hoạt động xuyên suốt. Nếu chênh lệch giá này không đủ bù đắp chi phí mà kéo dài như thời gian qua thì xem như doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu còn gặp khó khăn dài dài.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu "hiến" giải pháp bảo vệ người tiêu dùng

Vì lý do trên, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu yêu cầu phải có chi phí định mức cho họ trong Nghị định. Lý do là để đảm bảo cho doanh nghiệp bán lẻ hoạt động ổn định trong mọi tình huống của giá dầu thế giới, nhằm duy trì bán hàng ổn định và liên tục cho người tiêu dùng, đáp ứng về nhu cầu xăng dầu cho xã hội và nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ…

Nếu không quy định như trên, các ngành chức năng có liên quan cần phải tính toán tỷ lệ giá bán buôn và giá bán lẻ cho sao cho doanh nghiêp bán lẻ xăng dầu đủ chi phí hoạt động để phục vụ người tiêu dùng.

Ngoài hai giải pháp nêu trên, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng yêu cầu họ được tự quyết định giá bán lẻ. Bởi, giá bán lẻ do họ tự quyết định sẽ đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với tình hình thị trường.

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đưa ra quan điểm, họ trực tiếp bán hàng nhưng người khác lại định giá là không phù hợp với quy luật tự nhiên của thị trường, không đúng với bản chất của vấn đề và không đúng với bất kỳ hình thức kinh doanh nào trên thế giới.

Vì thế, chỉ khi doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được tự quyết định giá bán như thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối thì mới đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và phù hợp chính sách điều hành vĩ mô.

Chỉ có như vậy, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu mới được chủ động về nguồn hàng, về giá bán để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, từ đó quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị phần, chứ không thông qua mệnh lệnh hành chính.

Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi về xăng dầu

Chính phủ vừa có yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây không phải là lần đầu Chính phủ đôn đốc này về việc này.

Chính phủ vừa có yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu

Bởi, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg hồi đầu năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định.

Trước đó, hồi tháng 2/2023, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công thương truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về liên quan đến dự thảo sửa đổi nghị định kinh doanh về xăng dầu. Tại văn bản, Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ các kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong quá trình hoàn thiện dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu.

“Bộ Công thương khẩn trương trình Chính phủ dự thảo nghị định trong tháng 2/2023 theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Mục tiêu là đảm bảo tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khoa học, hài hòa, hợp lý, hiệu quả”, văn bản của Chính phủ nêu rõ.

Chính phủ cũng yêu cầu việc sửa đổi nghị định phải giảm được khâu trung gian trong lưu thông, phân phối và kinh doanh xăng dầu; giảm đầu mối quản lý, tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, điều hành xăng dầu, tháo gỡ được vướng mắc và những phát sinh thời gian qua, không được để chậm trễ.

Mới đây, tại buổi họp báo của Chính phủ một lãnh đạo của Bộ Công Thương đã trả lời những câu hỏi liên quan đến tiến độ xây dựng nghị định này. Vị lãnh đạo cho biết, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan để thành lập ban soạn thảo và ghép, kể cả tổ biên tập để thực hiện các dự thảo và sau đó xin ý kiến rất rộng rãi của các đối tượng có liên quan như Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp, các bộ ngành.

"Mặc dù theo đúng quy định thủ tục rút gọn là không cần xin ý kiến của các đối tượng, nhưng cơ quan soạn thảo vẫn xin ý kiến ngay từ những dự thảo đầu tiên và chính vì vậy nhận được rất nhiều ý kiến", vị lãnh đạo của Bộ Công Thương cho biết.

Xem thêm

Bị phạt quá nhiều, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị về giải pháp lâu dài

Bị phạt quá nhiều, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị về giải pháp lâu dài

Theo giải trình vấn đề xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội của Bộ Công Thương, năm 2022 và đầu 2023, Quản lý thị trường đã thực hiện giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...