Doanh nghiệp “ngóng” vốn cho nhà ở xã hội

Sau khi gói 30.000 tỷ đồng tạm ngừng giải ngân, chưa có gói mới thay thế, các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội đã bị ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hiệp hội bất động sản TP.HCM

Sau khi gói 30.000 tỷ đồng tạm ngừng giải ngân, chưa có gói mới thay thế, các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội đã bị ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hiệp hội bất động sản TP.HCM đang đề xuất bố trí 500-1.000 tỷ đồng từ ngân sách để có vốn tiếp tục thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Từ tháng 3/2016 các ngân hàng đã dừng ký cho vay mới gói này, chỉ giải ngân và tính lãi suất ưu đãi 5% đến hết năm nay thì việc đầu tư nhà ở xã hội có dấu hiệu chững lại. Sự thiếu hụt nguồn vốn quan trọng này khiến cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội càng thêm khó khăn. Trong khi nhu cầu thị trường về nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp vẫn còn rất lớn, và giá nhà vẫn còn quá cao so với thu nhập...Tìm nguồn vốn xã hội hoáNhu cầu nhà ở xã hội ngày càng lớn ở các đô thị trọng điểm như Hà Nội và TP.HCM. Đến nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà cho người thu nhập thấp, cung cấp khoảng 25.850 căn hộ, 84 nhà ở cho công nhân với 28.550 căn hộ. Tuy vậy, so với nhu cầu nhà ở thực tế thì nguồn cung căn hộ vẫn còn quá ít ỏi, chưa đủ đáp ứng.Một số doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng để làm nhà ở xã hội. Công ty Địa ốc Hoàng Quân đã được ngân hàng BIDV – chi nhánh Bắc Sài Gòn tài trợ vốn đầu tư dự án nhà ở xã hội HQC Plaza. Lãi suất vay chỉ bằng 50% lãi vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường và không quá 6%/năm.Đến cuối năm 2015, dư nợ vay còn 369 tỷ đồng và Hoàng Quân đã tích cực trả nợ, giảm dư nợ về còn 162 tỷ đồng vào cuối tháng 6 năm nay.Theo các chuyên gia, Chính phủ và các bộ ngành, ngân hàng cần chú trọng phát triển chính sách nhà ở xã hội theo hướng huy động nguồn vốn xã hội hoá, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.Ban lãnh đạo công ty Địa ốc Hoàng Quân cho biết, trong quý 2/2016, việc đầu tư, kinh doanh dự án đã bị ảnh hưởng bởi gói 30.000 tỷ đồng tạm ngừng giải ngân mới. Nhưng công ty vẫn đang phải xoay sở, tìm nguồn vốn khác phục vụ hoạt động đầu tư. Mới đây, công ty đã quyết định bán vốn tại 3 công ty liên kết, dự tính thu về khoảng 300 tỷ đồng để có nguồn vốn bổ sung. Cách làm của Địa ốc Hoàng Quân cũng là kinh nghiệm để các doanh nghiệp khác học hỏi, vận dụng.Trên thực tế, một số doanh nghiệp tư nhân đã phát triển dự án nhà xã hội và được thị trường đón nhận nhờ vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng và hưởng các ưu đãi về lãi vay, tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế thấp. Đơn cử: công ty Địa ốc Hoàng Quân, công ty Nhà Thủ Thiêm, Viglacera…Ở Hà Nội, công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera đã đi tiên phong, đầu tư dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá 2 (huyện Gia Lâm) đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn hộ dân với giá chỉ 9 triệu đồng/m2…“Xin” 1.000 tỷ đồng từ ngân sách Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ xem xét về đề xuất bố trí từ 500 -1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước có nguồn tái cấp vốn, cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, việc bố trí gấp nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội hiện còn nhiều “nhập nhằng” và vướng mắc. Ông Châu cho rằng, nguồn vốn phục vụ kế hoạch thực hiện chính sách nhà ở xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 phụ thuộc vào khả năng chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Do đó, nên xem xét bố trí khoảng từ 500 - 1.000 tỷ đồng từ ngân sách trong năm 2016 để thực hiện chính sách này. Hiệp hội cũng kiến nghị NHNN sớm quy định cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định như từng áp dụng với gói 30.000 tỷ đồng.Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã kiến nghị lên Chính phủ và NHNN sớm bố trí 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách (bên cạnh kế hoạch huy động vốn 1.000 tỷ đồng) để thực hiện chính sách nhà ở xã hội năm 2016. Trước đó, thị trường vẫn ngóng chờ thông tin ngân hàng này sẽ giải ngân cho vay ưu đãi thuê, mua nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm. Nhưng hiện chưa bố trí được nguồn vốn.Trong khi đó, đề xuất này vẫn đang gặp phải ý kiến trái chiều, chưa đồng tình. Theo Bộ KH&ĐT, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn. Đề xuất “xin” 1000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội lại đưa ra khá trễ, không nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Bộ KH&ĐT đã “gợi ý” Bộ Xây dựng và ngân hàng Chính sách xã hội nên huy động nguồn vốn khác, ngoài ngân sách cho mục đích hỗ trợ nhà ở xã hội.Bộ Xây dựng cũng không đồng tình về việc Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội. Vì chương trình cho vay này đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ…

Thu Hằng

 

Có thể bạn quan tâm